Nghẹt mũi ở trẻ sơ sinh

Nghẹt mũi là chứng bệnh phổ biến, có thể xảy ra ở nhiều lứa tuổi khác nhau. Đặc biệt, nghẹt mũi ở trẻ sơ sinh luôn là điều mà các bậc phụ huynh lo lắng nhất vì e ngại việc điều trị không đúng cách vừa không làm cho trẻ hết nghẹt mũi, mà còn làm tăng nguy cơ mắc các bệnh khác. Vậy chúng ta phải xử trí thế nào khi gặp trường hợp nghẹt mũi ở trẻ sơ sinh? >>> Có thể bạn quan tâm: Chứng chảy nước mũi ở trẻ nhỏ nghet mui tre so sinh

Nhận biết bé bị nghẹt mũi

Trẻ sơ sinh là lứa tuổi tương đối nhạy cảm, các bé mới chuyển từ môi trường trong bụng mẹ ra bên ngoài, do vậy cơ thể vẫn đang dần dần tập thích nghi. Những biến đổi từ bên ngoài tác động tới trẻ có thể gây nên những ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe. Vậy nên, cha mẹ cần sớm phát hiện những thay đổi dù là nhỏ nhất của các bé để hạn chế những nguy cơ có thể xảy ra. Khi bị nghẹt mũi, do có chất nhầy trong mũi họng nên trẻ thở khó khăn, mẹ có thể nghe thấy tiếng khụt khịt ở mũi trẻ trong khi thở. Điều này khiến bé phải thở bằng miệng, trong khi ở lứa tuổi này, bé bú mẹ thường xuyên nên dấu hiệu khiến mẹ dễ thấy nhất là bé không bú được hơi dài như trước, bú ngắt quãng, trong khi bú phải dừng lại để thở rồi mới bú tiếp. Việc vừa bú vừa thở bằng miệng như vậy khiến bé rất dễ bị sặc, mẹ cần chú ý. Chất nhày trong mũi bé khi xuống họng gây ra vướng tắc, làm bé hay bị ho và nôn trớ. Ngoài ra, bé có thể có các dấu hiệu khác như: ho, sổ mũi, hắt hơi, hay quấy khóc, nhất là khi nằm, khi bé được bế hơi đứng lên sẽ dễ chịu hơn nên sẽ đỡ quấy. Nên đọc: Các dấu hiệu viêm xoang cần biết Nếu bé có một trong các biểu hiện như sốt cao 39 – 40 độ C, co giật, thở gấp gáp, nặng nhọc, trẻ tím tái khi bú mẹ, ho,... thì mẹ cần đưa bé đến bệnh viện ngay để được điều trị, không tự ý xử trí tại nhà có thể gây nguy hiểm cho bé.

nghet-mui-o-tre-sinh

Xử trí khi trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi

Để giảm bớt sự khó chịu cho bé yêu, mẹ có thể áp dụng một số cách dưới đây: Vệ sinh mũi đúng cách : rửa mũi bằng nước muối sinh lý giúp làm loãng chất nhầy, khiến việc hút chúng ra trở nên dễ dàng, nước muối sũng không gây khó chịu cho mũi như khi dùng nước sạch bình thường. Mẹ làm như sau: Đặt trẻ nằm ngửa, nghiêng nhẹ đầu sang một bên, đặt đầu ống nhỏ nước muối sát vách mũi bé, mẹ chú ý không đưa vào sâu trong mũi bé, nhỏ khoảng 2 giọt nước muối. Cho bé nằm nghiêng sang bên còn lại và làm tương tự. Sau đó khoảng 30 giây đến 1 phút cho nước muối thấm vào làm loãng dịch mũi, mẹ dùng bóng hút hút dịch nhầy trong mũi bé ra bằng cách: bóp bóng hút để đẩy hết không khí trong bóng ra, giữ nguyên rồi đưa đầu bóng hút lại cửa mũi trẻ (mẹ tránh đưa vào quá sâu trong mũi), mẹ dùng một tay bịt lỗ mũi bên còn lại, tay đang bóp bóng thả từ từ để dịch mũi bị hút vào trong bóng theo chênh lệch áp suất. Rửa sạch bóng hút sau khi sử dụng: mẹ bóp mạnh bóng hút để xả hết mũi vào khăn hoặc miếng giấy. Sau khi hút xong cả hai bên, mẹ rửa sạch bóng hút bằng cách hút rửa nhiều lần dưới vòi nước sạch. Cần đảm bảo bóng hút mũi của bé luôn sạch sẽ bởi nếu bị bẩn, bóng hút lại là nguồn gây bệnh nặng hơn cho bé. Mẹ thực hiện vệ sinh mũi cho bé mỗi ngày 3 – 4 lần cho đến khi bé hết nghẹt mũi. Chú ý không làm nhiều hơn, quá 4 lần có thể khiến niêm mạc bé bị khô, tổn thương, gây nên tác dụng ngược lại. Giữ ấm cho bé : trẻ sơ sinh rất mẫn cảm với thời tiết. Ở lứa tuổi này, cơ thể bé chưa tự điều chỉnh được nhiệt độ cơ thể nên dễ bị nóng, lạnh theo nhiệt độ môi trường. Do vậy, mẹ nên giúp bé đảm bảo nhiệt độ nhờ quần áo, khăn quàng,... Các vị trí như đầu, cổ họng, ngực, tay chân nên được ủ ấm, tránh để gió, quạt thẳng trực tiếp vào người. Tuy nhiên cũng không nên ủ quá kỹ khiến bé chảy mồ hôi, gây ra tác dụng ngược lại làm bé bị cảm, viêm phổi nặng nề hơn. Tắm rửa sạch sẽ cho bé : nhiều cha mẹ cho rằng khi trẻ ốm thì không được tắm rửa để tránh bị cảm. Tuy nhiên, đây là quan niệm hết sức sai lầm. Không tắm rửa thường xuyên có thể tạo môi trường thuận lợi khiến virus, vi khuẩn phát triển, tấn công bé dễ dàng hơn. Khi bé bị ốm, cha mẹ vẫn tắm rửa cho bé hàng ngày nhưng chú ý tắm cho trẻ trong phòng tắm kín, tránh gió lùa, nước ấm vừa phải, không quá lạnh hay quá nóng. Sau khi tắm, mẹ lau khô người cho bé rồi mới mặc quần áo. Cho bé bú đủ sữa, cung cấp đủ lượng nước cho bé : trẻ sơ sinh nên được bú sữa mẹ hoàn toàn nếu mẹ có đủ sữa cho bé bú, thậm chí bình thường không cần cho bé uống thêm nước. Tuy nhiên, khi bị nghẹt mũi, do bé phải thở bằng miệng nên có thể sẽ bị mất nước, mẹ có thể cho bé uống thêm chút nước, nhất là khi thấy môi, miệng bé không được ướt như bình thường. Nghẹt mũi khiến bé bú khó khăn nhưng mẹ vẫn cần đảm bảo lượng sữa cho bé ăn trong một ngày, nếu bé mệt không bú được, mẹ có thể vắt sữa ra cốc sạch rồi đổ cho bé ăn từng thìa, tránh để bé bị đói. Không tự ý dùng thuốc kháng sinh, thuốc nhỏ mũi cho bé nếu không có chỉ định của bác sỹ. Việc lạm dụng thuốc kháng sinh, thuốc nhỏ mũi co mạch có thể gây nên những ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe của bé như: kháng thuốc, nhờn thuốc, rối loạn tiêu hóa, thậm chí nặng có thể dẫn đến bệnh lý tim mạch,... Khi chăm sóc bé sơ sinh bị nghẹt mũi, mẹ cần chú ý đến những dấu hiệu thay đổi dù là nhỏ nhất của bé. Khi bé có các dấu hiệu nặng lên hay kéo dài không dứt, mẹ cần sớm đưa bé tới cơ sở y tế chuyên khoa để được khám và tư vấn, tránh để trẻ có những biến chứng nặng nề, gây ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe lâu dài của trẻ. >>> Bài viết liên quan: Mẹo trị nghẹt mũi cho trẻ nhỏ
Cập nhật lúc: 15/11/2024
*ƯU ĐÃI* nhân dịp sinh nhật 12 tuổi: Tích đủ 12 điểm tặng ngay 1 hộp trà Đông trùng hạ thảo hoặc 1 hộp Đông trùng hạ thảo 20 viên trị giá 600.000đ. (Áp dụng song song với chương trình tích đủ 6 điểm tặng 1 hộp 20 viên). Chi tiết vui lòng liên hệ 1800.6397
Loading...