Nguyên nhân gây sổ mũi ở trẻ và cách điều trị

Thời tiết thay đổi, chăm sóc bé không đúng cách hoặc do bệnh lý nào đó...là những nguyên nhân khiến các bé bị sổ mũi. Nếu không được xử trí đúng cách tình trạng sổ mũi kéo dài có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm và khó khăn cho quá trình điều trị về sau. Cùng tìm hiểu thủ phạm gây nên tình trạng này cũng như cách điều trị cho các bé. chay nuoc mui

Nguyên nhân dẫn tới sổ mũi ở trẻ

Có nhiều nguyên nhân khiến các bé bị chảy nước mũi, do bệnh lý, do môi trường, thời tiết... Dưới đây xin đề cập chi tiết những thủ phạm dẫn tới tình trạng này:

Do bệnh lý

Chảy nước mũi (sổ mũi) ở trẻ là dấu hiệu của các bệnh lý như sau:
  • Trẻ bị ho kèm sổ mũi có thể là bị cảm cúm, các triệu chứng của cảm cúm thường đến rất nhanh
  • Sổ mũi kéo dài kèm theo dịch mũi màu vàng, xanh là dấu hiệu của bệnh viêm xoang, niêm mạc quanh xoang mũi bị viêm nhiễm. Bệnh này khá nguy hiểm với trẻ do xoang ở trẻ em dễ bị nhiễm trùng lan tỏa dẫn đến những biến chứng nguy hiểm như áp xe mắt, viêm não, nhiễm trùng huyết, viêm tai giữa...
  • Viêm tai, viêm mắt dẫn tới tình trạng sổ mũi ở trẻ

Do môi trường, thời tiết

Trẻ em thường bị dị ứng với mùi và bụi trong không khí, các biểu hiện thường gặp là sổ mũi kèm với hắt hơi, mắt đỏ và ngứa. Nếu tình trạng dị ứng của bé nghiêm trọng, bạn nên đưa bé đi khám. Bác sĩ có thể chỉ định cho bé một số thuốc chống dị ứng hiệu quả. Sổ mũi, nghẹt mũi khi thời tiết khá lạnh mà dịch mũi trong có thể là trẻ bị cảm lạnh không có gì đáng lo ngại. Cha mẹ chỉ cần mặc ấm, chăm sóc trẻ đúng cách sẽ mau khỏi bệnh Bạn nên giữ ấm vùng chân, tay, đầu cho bé nhưng không nên quấn bé quá chặt, dễ làm gia tăng tình trạng đổ mồ hôi. Bạn cũng tránh rửa mặt mũi, chân tay hoặc tắm cho bé bằng nước lạnh. Cha mẹ nên lưu ý tới trường hợp bé bị sổ mũi do mắc dị vật mắc ở trong mũi, có thể khiến chảy máu và gây ra đau đớn cho trẻ.

Khi bé khóc

Khi khóc nước mắt chảy ra từ tuyến lệ dẫn tới khoang mũi. Nước mắt kết hợp với chất dịch ở đây khiến cho các bé thường bị chảy nước mũi.

Những sai lầm khi chăm sóc trẻ bị sổ mũi

Trong quá trình chăm sóc bé bị sổ mũi, không ít cha mẹ mắc phải những lỗi như sau:

Chưa tích cực điều trị khi mới mắc sổ mũi

Tâm lý của nhiều cha mẹ nghĩ sổ mũi của bé không đáng lo ngại và mau khỏi nên không điều trị tích cực cho bé, tới khi có các dấu hiệu nặng mới đưa trẻ đi khám. Trong nhiều trường hợp chữa trị cho trẻ muộn gây ra nhiều biến chứng và khiến việc điều trị trở nên khó khăn hơn.

Rửa mũi nhiều, dùng tăm bông ngoáy mũi cho trẻ

rua mui Cha mẹ thường có suy nghĩ rửa mũi cho bé hàng ngày để làm sạch những gỉ mũi và bụi bẩn. Tuy nhiên, việc rửa mũi quá nhiều lần và sử dụng tăm bông ngoáy mũi khiến trẻ mất đi chất nhầy tự nhiên trong khoang mũi gây tổn thương niêm mạc mũi khiến cho các vi khuẩn, virus dễ dàng tấn công hệ hô hấp của trẻ.

Nhỏ nước tỏi vào mũi khi bé hắt hơi, sổ mũi

Chất allicin trong tỏi có thể diệt vi khuẩn, vi nấm giúp phòng và điều trị bệnh cúm. Thế nhưng việc nhỏ nước tỏi vào mũi trẻ rất nguy hiểm vì chúng gây nóng rát, phù nề niêm mạc mũi ở trẻ và có thể làm tình trạng sổ mũi trở nên nặng hơn.

Hút mũi cho trẻ không đúng cách

Cha mẹ thường tự xử lý sổ mũi, ngạt mũi cho trẻ bằng cách hút mũi cho trẻ. Dùng miệng để hút mũi cho trẻ mà không biết có thể truyền cho trẻ mầm bệnh từ vi khuẩn trong khoang miệng. Khi trẻ bị sổ mũi nhiều, nhầy và đặc thường làm bé khó thở, khi đó cha mẹ nên nhỏ giọt nước muối sinh lý vào mũi cho chất nhầy lỏng hơn và dùng dụng cụ hút mũi chuyên dụng vệ sinh sạch sẽ để hút mũi cho bé một cách nhẹ nhàng, tránh làm tổn thương niêm mạc mũi.

Lạm dụng thuốc nhỏ mũi quá lâu

Một trong những sai lầm phổ biến khi điều trị sỏ mũi cho trẻ là cha mẹ tự ý mua thuốc nhỏ mũi về điều trị cho bé mà không có chỉ định của bác sĩ. Việc lạm dụng thuốc không những không khỏi bệnh mà gây ra các biến chứng khó lường. Thuốc nhỏ mũi chỉ nên sử dụng trong thời gian ngắn kèm theo thuốc uống và vệ sinh hút mũi cho bé mới hiệu quả. Trường hợp quá 5 ngày mà không khỏi mẹ nên đưa bé đến khám lại bác sĩ điều trị đúng hơn.

Xử trí khi bé bị sổ mũi tại nhà

Khi bé bắt đầu bị sổ mũi, cha mẹ nên thực hiện theo cách sau để cải thiện tình trạng của bé: Nếu nước mũi có màu trắng trong, bạn chỉ cần nhỏ nước muối 0,9% ngày 4 - 5 lần, mỗi bên mũi 3 - 4 giọt. Nhỏ mũi thực hiện theo các bước như sau:
  • Để bé nằm ngửa, đầu ngửa nhẹ ra sau.
  • Nhỏ nước muối sinh lý ấm vào mỗi mũi. Trẻ dưới 1 tuổi nhỏ 2 đến 3 giọt, trẻ lớn hơn nhỏ 4 đến 5 giọt.
  • Để khoảng 30 giây đề nước thấm vào làm loãng đàm nhớt trong hốc mũi.
Làm sạch hốc mũi: Đối với trẻ lớn biết xì mũi thì cho bé ngồi dậy và xì ra khăn sạch. Trường hợp trẻ không xì được mũi thì dùng bóng hút hút đàm nhớt trong hốc mũi Có thể thực hiện việc nhỏ mũi và hút mũi mỗi ngày 4 lần cho đến khi bé không còn dấu hiệu của nghẹt mũi. Cũng có thể thực hiện nhiều lần trong ngày khi bé có dấu hiệu nghẹt mũi và tình trạng tiết nước mũi nhiều. Khi nước mũi của bé chuyển sang màu vàng xanh, lúc này người bệnh cần được thăm khám thầy thuốc tai mũi họng để xác định mức độ, nguyên nhân gây bệnh giúp việc điều trị hiệu quả hơn. >>>> Điều trị viêm xoang như thế nào?
Cập nhật lúc: 15/11/2024
*ƯU ĐÃI* nhân dịp sinh nhật 12 tuổi: Tích đủ 12 điểm tặng ngay 1 hộp trà Đông trùng hạ thảo hoặc 1 hộp Đông trùng hạ thảo 20 viên trị giá 600.000đ. (Áp dụng song song với chương trình tích đủ 6 điểm tặng 1 hộp 20 viên). Chi tiết vui lòng liên hệ 1800.6397
Loading...