Bé bị sổ mũi cần làm gì?

Trẻ em thường bị sổ mũi đặc biệt là mỗi khi thời tiết thay đổi khiến cha mẹ không khỏi lo lắng. Vậy khi trẻ bị sổ mũi phải cha mẹ cần phải làm gì để giúp các bé "đánh bay" tình trạng khó chịu này. Bài viết dưới đây chia sẻ cho các bạn độc về nguyên nhân trẻ bị sổ mũi, biện pháp phòng cũng như trị sổ mũi cho trẻ hiệu quả nhất. so mui

Nguyên nhân trẻ bị sổ mũi

Trẻ em là đối tượng có hệ hô hấp khá nhạy cảm nên chỉ cần một số kích thích từ bên ngoài như thời tiết thay đổi từ nóng chuyển sang lạnh bất thường, các chất gây dị ứng cho trẻ như phấn hoa, nước thơm...có thể dẫn tới tình trạng trẻ bị sổ mũi. Trẻ mắc các bệnh về đường hô hấp như: Viêm mũi dị ứng, viêm họng, viêm phế quản là những nguyên nhân khiến trẻ thường xuyên bị sổ mũi Ngoài ra, khi trẻ bị cảm cúm hoặc cảm lạnh dẫn tới triệu chứng chảy nước mũi. Với cảm cúm, các dấu hiệu ở trẻ thường gặp là hắt hơi, nghẹt mũi, sổ mũi, đau họng, ho có đờm. Các triệu chứng này xuất hiện từ từ chứ không đến đột ngột. Bệnh cảm lạnh thì các triệu chứng sẽ xuất hiện trong vòng 2-3 giờ đầu, như là trẻ sẽ bị sốt, bị ho khan, bị ớn lạnh. Các bậc cha mẹ nắm rõ các nguyên nhân gây bệnh sổ mũi ở trẻ sẽ có những biện pháp phòng tránh bệnh sổ mũi cho trẻ một cách hiệu quả để các bé luôn có một hệ hô hấp khỏe mạnh. Nên đọc: Tìm hiểu về chứng chảy nước mũi ở trẻ

Xử lý tại nhà khi bé bị sổ mũi

Khi bé nhà bạn mới bị sổ mũi, bạn có thể xử lý nhanh bằng các bước dưới đây:
  • Để bé nằm ngửa, đầu hơi ngửa ra phía sau
  • Nhỏ 2 -3 giọt nước muối sinh lý ấm vào mũi (với trẻ nhỏ hơn 1 tuổi), với các bé lớn hơn nhỏ 4 - 5 giọt
  • Để khoảng 30 giây cho nước muối thấm vào làm loãng dịch mũi
  • Dùng dụng cụ hút mũi hút sạch dịch mũi đối với các trẻ nhỏ, trẻ lớn hơn có thể tự xì mũi ra khăn hoặc giấy sạch. Thực hiện các bước trên 4 lần mỗi ngày.
rua mui cho be

Rửa mũi cho bé mỗi ngày

Có thể bạn quan tâm: Nghẹt mũi ở trẻ em - Những thông tin hữu ích

Mẹo chữa ho, sổ mũi cho trẻ tại nhà

Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ thường xuyên bị sổ mũi, dân gian có một số bài thuốc trị sổ mũi cho trẻ mà không cần dùng tới kháng sinh. Nguyên nhân gây sổ mũi cho trẻ cơ bản là từ hệ miễn dịch của trẻ chưa hoàn thiện nên chưa thích nghi với sự thay đổi của thời tiết. Ngoài ra, do bé chưa có ý thức giữ vệ sinh thường xuyên nên hay cho tay vào mũi miệng dẫn tới sự xâm nhập của các vi khuẩn vào trong cơ thể. Nếu bé trên 6 tháng tuổi có thể hoàn toàn áp dụng 3 cách như sau:

Nước chanh ấm

Dùng nước chanh ấm chữa sổ mũi cho bé tại nhà, trong chanh ó chứa axit citric được đánh giá là thuốc trị sổ mũi cho trẻ em hiệu quả. Vitamin C trong chanh có tác dụng kích thích hệ miễn dịch và loại bỏ bớt độc tố trong cơ thể. Các mẹ nên cho bé uống 1 ly nước ấm pha cùng 30ml nước chanh. Đối với trẻ trên 1 tuổi có thể pha thêm 1 chút mật ong để tăng hiệu quả diệt khuẩn. Dùng 1 - 2 lần/ngày đến khi nước mũi hết chảy hẳn.

Tỏi

Tỏi được coi là nguyên liệu làm thuốc trị sổ mũi ở trẻ em an toàn và có hiệu quả tốt. Có thể làm theo 2 cách sau để trị sổ mũi cho bé: Đun sôi 250 ml nước sau đó đổ hỗn hợp 4 tép tỏi đã được băm nhuyễn với 5 ml nước ép hành và 1 chút muối. Tác dụng của dung dịch làm thông thoáng và làm sạch chất độc. Uống 2 lần/ngày đến khi khỏi hẳn. Dùng 4 - 5 tép tỏi to còn nguyên vỏ rồi cho vào giấy bạc và đem nướng trên lửa. Trong quá trình nướng nên lật giấy bạc thường xuyên vì tỏi rất nhanh chín, nướng tới khi ngửi thấy mùi thơm là được. Sau khi nướng xong, lấy tỏi cho vào 20ml nước đun sôi để nguội sau đó ép thật mạnh để tỏi càng nát càng tốt, gạt lấy nước cốt cho bé uống 1 - 2 lần/ngày.

Gừng

Gừng băm nhuyễn ròi cho vào món súp gà và cho trẻ ăn hoặc đem nấu gừng trong nồi nước rồi thêm chút đường cho trẻ uống, uống từ 2 - 3 lần/ngày. Lưu ý:  Các triệu chứng sổ mũi ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ là hoàn toàn khác nhau, do đó những mẹo hay bài thuốc chữa sổ mũi ở trẻ em không nên được áp dụng như một vị thuốc trị sổ mũi cho trẻ sơ sinh.

Khi nào cần đưa trẻ gặp bác sĩ?

Khi trẻ có các dấu hiệu sau đây cha mẹ cần đưa trẻ gặp bác sĩ để được tư vấn và điều trị:
  • Trẻ dưới 2 tuổi sổ mũi kèm sốt, bỏ ăn hoặc bú kém
  • Trẻ lớn sốt trên 38,5 độ kèm theo ho nhiều. Nếu sổ mũi kéo dài hơn 2 tuần thì dịch mũi có màu vàng, mùi hôi thì đây là dấu hiệu bé bị nhiễm khuẩn nặng và cần được điều trị bằng kháng sinh.

Phòng tránh sổ mũi cho trẻ hiệu quả

Cha mẹ cần lưu ý về chế độ ăn uống cho trẻ khi bị bệnh và lúc bình thường, cần có một chế độ ăn uống hợp lý giàu vitamin đặc biệt là vitamin C, E và khoáng chất để tăng cường chất đề kháng cho trẻ. Không nên bắt trẻ ăn dặm quá nhiều trong một bữa mà nên chia nhỏ các bữa ăn để trẻ có thể hấp thu và chuyển hóa các thức ăn một cách tốt nhất. Không nên cho trẻ ăn các thức ăn lạ, đảm bảo nguồn gốc thực phẩm chế biến thức ăn cho trẻ tươi sạch Khi trẻ bị sỏ mũi rất khó thở, thường phải thở bằng miệng nên trẻ rất khát nước vì vậy cần bổ sung nước uống và nước ép trái cây cho trẻ tránh tình trạng để trẻ bị thiếu nước. Làm sạch mũi cho trẻ hàng ngày với nước muối Natri 0.9% theo hướng dẫn sử dụng cho con nhỏ. Việc này có ích cho trẻ nhỏ giúp trẻ dễ thở hơn, các mầm bệnh trong gỉ mũi bị đào thải ra ngoài Khi trẻ bị sổ mũi rất khó thở, cần kê cao gối cho con ngủ và bế con thẳng đứng để con dễ thở và bớt khó chịu hơn. Giữ gìn vệ sinh nhà cửa, đảm bảo môi trường cho bé luôn sạch sẽ thoáng mát và ít bụi bẩn Giữ ấm cho trẻ vào mùa lạnh nhất là những vùng dễ bị nhiễm lạnh: Đầu, cổ, ngực, lòng bàn tay, lòng bàn chân,… Xem thêm: Viêm xoang ở đối tượng trẻ em
Cập nhật lúc: 15/11/2024
*ƯU ĐÃI* nhân dịp sinh nhật 12 tuổi: Tích đủ 12 điểm tặng ngay 1 hộp trà Đông trùng hạ thảo hoặc 1 hộp Đông trùng hạ thảo 20 viên trị giá 600.000đ. (Áp dụng song song với chương trình tích đủ 6 điểm tặng 1 hộp 20 viên). Chi tiết vui lòng liên hệ 1800.6397
Loading...