Viêm mũi dị ứng

Viêm mũi xuất tiết là gì?

Môi trường sống không lành mạnh, sức đề kháng của cơ thể bị suy yếu, mắc một số bệnh về cơ quan hô hấp là mọt trong số những nguyên nhân của những bệnh viêm mũi. Đáng kể hơn là bệnh viêm mũi xuất tiết là một trong những căn bệnh về đường hô hấp rất thường gặp. Vậy nhiều người băn khoăn bệnh viêm mũi xuất tiết là gì ? Dấu hiệu và điều trị ra sao ? Chúng ta cùng tìm hiểu qua những thông tin dưới đây nhé. Rửa mũi thường xuyên để các dịch tiết, vi khuẩn chảy ra ngoài Bệnh viêm mũi xuất tiết là gì ? Viêm mũi xuất tiết (hay còn gọi là bệnh viêm mũi họng xuất tiết, viêm mũi sung huyết) là tình trạng trong mũi và họng có dịch nhầy. Bệnh thường xuất hiện trong trường hợp cảm cúm hay viêm mũi họng cấp. Triệu chứng này sẽ xuất hiện trong khoảng từ 5 – 7 ngày và có thể tự khỏi. Đây có thể là triệu chứng bình thường khi niêm mạc họng bị viêm. Xem thêm: Bệnh viêm mũi dị ứng Nguyên nhân của viêm mũi xuất tiết Viêm mũi xuất tiết chủ yếu xuất hiện do các nguyên nhân chính như sau: Nguyên nhân chủ yếu của viêm mũi xuất chủ yếu là do sự thay đổi bất chợt của thời tiết khiến nhiều người kịp thích ứng, nhất là đối với những người có cơ địa kém, dễ dị ứng. Đặc biệt là giai đoạn giao mùa, trời chuyển từ nonsng sang lạnh, hoặc từ lạnh sang nóng đột ngột khiến bệnh dễ “bùng phát” hơn… Ô nhiễm môi trường, không khí, khói bụi, khói thuốc lá, khí thải công nghiệp, khí thải xe cộ… cũng là một trong những nguyên nhân làm tăng tốc lượng vi khuẩn gây bệnh trong khoang mũi. Những người sức đề kháng yếu, không có sức chống lại vi khuẩn như trẻ nhỏ, người già dễ mắc bệnh viêm mũi xuất tiết hơn những người độ tuổi lao động có sức khỏe tốt. Triệu chứng của viêm mũi xuất tiết Biểu hiện đặc trưng của viêm mũi xuất tiết là triệu chứng xung huyết lan tỏa và phù nề nhiều ở niêm mạc mũi, đôi khi còn bị nề tím: Ngạt mũi: thường hai bên, tăng khi thay đổi thời tiết hoặc cơ thể suy yếu. Chảy mũi nhầy liên tục, nhiều, chất nhầy có thể đục, nhưng không có mùi hôi. Sưng hay phù nề niêm mạc mũi, cuốn mũi dưới to. Sưng phù nề mũi, đau mũi Bên cạnh đó, khi bị bệnh cơ thể sẽ xuất hiện các triệu chứng gần giống như chứng viêm mũi cấp tính như: Khi thay đổi thời tiết, sức đề kháng kém đi xuất hiện ngạt hai bên cánh mũi. Mũi bị chảy dịch nhầy liên tục, nhiều và trong thời gian dài. Ban đầu, chất nhầy trong và không có mùi hôi. Nhưng theo thời gian ủ bệnh, chất nhầy có thể chuyển sang thể đục. Bị sưng hoặc phù nề ở niêm mạc mũi, cuốn mũi dưới to. Người bệnh còn có thể bị tắc nghẽn mũi gây khó thở. Nguyên nhân là do các ổ mũ trong hốc mũi đặc lại, bịt kín đường không khí vào. Nếu nằm ở tư thế nghiêm người hoặc nằm ngửa, bệnh nhân sẽ càng bị nghẹt mũi nặng hơn. Không chỉ vậy, viêm mũi xuất tiết còn có thể ảnh hưởng đến khứu giác của người bệnh. Người bệnh không chỉ cảm thấy khó thở mà họ còn khó ngửi, khó có thể cảm nhận được mùi hương của thức ăn và mọi thứ xung quanh. Phương pháp điều trị viêm mũi xuất tiết Khi mắc viêm mũi xuất tiện, người bệnh thực hiện những phương pháp sau để có thể giảm triệu chứng bệnh một cách nhanh nhất Vệ sinh khoang mũi Vệ sinh mũi bằng dung dịch nước muối sinh lý 0,9%. Xịt nước muối vào một bên mũi rồi tự cho chảy ra ngoài sau đó đổi bên. Thực hiện liên tục nhiều lần trong ngày, trong khoảng từ 3 – 5 ngày để các dịch tiết chảy hết ra ngoài, theo đó các vi trùng, vi khuẩn gây bệnh cũng theo đó mà chảy ra. Dùng thuốc trị viêm mũi xuất tiết Khi tình trạng bệnh đã nặng, qua thăm khám bắc sĩ bệnh nhân sẽ được các bác sĩ chỉ định: Dùng thuốc giảm xuất tiết, Thuốc làm khô niêm mạc mũi Thuốc chống viêm mũi xoang xuất tiết… để điều trị bệnh. Tuy nhiên, người bệnh không được tự ý mua thuốc về dùng nếu không có đơn của bác sĩ điều trị. Ngoài ra bác sĩ có thể yêu cầu bệnh nhân dùng thêm Dùng khí dung, Chiếu tia sóng ngắn vào vùng mũi, Điện di dung dịch Novocain 5%. Nếu những phương pháp trên không có kết quả có thể chỉ định đốt cuốn mũi dưới bằng côte điện. Có thể bạn quan tâm: Thuốc chữa viêm mũi xuất tiết dị ứng Có rất nhiều phương pháp để điều trị dứt điểm chứng viêm mũi xuất tiết. Tuy nhiên, bệnh nhân không nên tự ý tùy chọn cách chữa bệnh cho mình mà cần phải kiểm tra kỹ lưỡng, xác định nguyên nhân gây bệnh, đồng thời xem xét thể trạng cũng như mức độ bệnh như thế nào… Việc dùng thuốc cần tuân theo đúng sự chỉ dẫn của bác sĩ nhằm mang lại hiệu quả cao và tránh để lại những biến chứng nguy hiểm. Bên cạnh đó, bệnh nhân tốt nhất nên làm theo đúng hướng dẫn của bác sĩ, ăn uống đủ chất kết hợp với chế độ sinh hoạt khoa học để bệnh mau bình phục Nên xem: Cách chữa trị viêm mũi dị ứng Trên đây là những thông tin cần biết về bệnh viêm mũi xuất tiết, mong rằng các bạn có thêm nhiều kiến thức để bảo vệ sức khỏe cho cả gia đình. Khi có dấu hiệu của bệnh viêm mũi xuất tiết hay viêm mũi nói chung, bạn hãy nhanh chóng đến khám và điều trị tại các bệnh viện chuyên khoa uy tín để bệnh tình được kiều trị kịp thời nhất.

Viêm mũi dị ứng là gì

Theo thống kê có khoảng 10 - 15% dân số (tương đương 10 triệu người) bị viêm mũi dị ứng. Trong đó, tỉ lệ người mắc bệnh tại Hà Nội và TP. HCM đang có xu hướng tăng cao trong những năm gần đây, bởi Việt Nam là quốc gia có khí hậu nhiệt đới, những bệnh như viêm mũi có xu hướng ngày càng tăng. Vậy bệnh viêm mũi dị ứng là gì? Các bạn đã thự sự hiểu về nó chưa? Dưới đây là những thông tin tin cậy về bệnh viêm mũi dị ứng. Những nguyên nhân ảnh hưởng trực tiếp tới viêm mũi dị ứng Bệnh viêm mũi dị ứng là gì? Viêm mũi dị ứng là hiện tượng mũi bị viêm, sưng tấy do các tác nhân ảnh hưởng trực tiếp như: môi trường bị ô nhiễm, liên tục tiếp xúc với khói bụi, lông, tơ, thời tiết thay đổi, nhiệt độ ẩm thấp, hoặc do bị mắc một số bệnh về đường hô hấp có liên quan đến vùng tai mũi họng. Đây là một dạng phản ứng của cơ thể chống lại dị nguyên này. Xem thêm: Bệnh viêm mũi dị ứng Nguyên nhân dẫn tới viêm  mũi dị ứng Dị ứng là phản ứng của cơ thể chống lại kháng nguyên lạ gây dị ứng. Viêm mũi dị ứng do các hiện tượng dị ứng (nhất là người có cơ địa dị ứng) gây ra. Khi cơ thể bị kháng nguyên lạ tấn công sẽ sinh ra kháng thể để chống lại. Những lần sau, khi kháng nguyên tấn công sẽ gặp phải sự kháng cự quyết liệt của kháng thể dẫn đến những rối loạn dị ứng. Khi bạn hít phải dị nguyên, hệ miễn dịch của bạn sẽ sinh ra histamine – một chất hóa học tự nhiên để bảo vệ cơ thể bạn khỏi các tác nhân gây hại bên ngoài. Chất này chính là nguyên nhân làm xuất hiện các triệu chứng và gây ra viêm mũi dị ứng. Viêm mũi dị ứng chỉ là biểu hiện tại chỗ của bệnh dị ứng. Một số dị nguyên có khả năng gây nên viêm mũi dị ứng như: Khói bụi, Phấn hoa, Các hóa chất, Bụi từ sợi bông , vải, sợi, lông (chó, mèo, gia cầm), ký sinh trùng (bào tử nấm mốc, bọ chét, mò, mạt...), Khói (khói thuốc, khói bếp, khói nhà máy), Một số thực phẩm (tôm, cua, ốc...), Một số dược phẩm (aspirin, kháng sinh) hoặc do thời tiết (lạnh, nóng đột ngột, ẩm ướt). Do niêm mạc họng bị kích thích gây ra viêm kèm theo nhiễm khuẩn. Các vi khuẩn gây bệnh cơ hội hay gặp là S. pneumoniae, H. influenzae, cầu khuẩn (tụ cầu, liên cầu). Những loại dị ứng này tạo ra lớp nhầy niêm mạc của hệ thống hô hấp như mũi, họng, xoang... gây hiện tượng ngứa, hắt hơi. Hắt hơi là phản xạ nhanh của cơ thể nhằm tống vật lạ ra khỏi niêm mạc. Biện pháp chẩn đoán viêm mũi dị ứng Cẩn đoán qua triệu chứng: Bác sĩ cần hỏi bạn về các triệu chứng bạn gặp phải để xác định bạn thuộc loại dị ứng theo mùa hay dị ứng quan năm Xét nghiệm: Xét nghiệm da bằng cách bôi một số chất lên da, nếu da bạn xuất hiện những đốm đỏ, bác sĩ sẽ biết được nguyên nhân bạn bị dị ứng. Xét nghiệm máu: Biện pháp xét nghiệm máu hay còn gọi là thử nghiệm hấp thụ dị ứng phóng xạ (Radioallergosorbent test – RAST).  Bạn sẽ được kiểm tra lượng kháng thể miễn dịch Ig E để xác định dạng dị ứng cụ thể trong máu, RAST có thể đo được mức độ ảnh hưởng của chất gây dị ứng. Điều trị viêm mũi dị ứng hiệu quả Các loại thuốc Một số loại thuốc thường dùng để giảm các triệu chứng của viêm mũi dị ứng: Thuốc kháng histamine: Loại thuốc này có tác dụng ngăn việc sản sinh histamine. Thuốc kháng histamine có thể dạng uống hoặc ở dạng xịt mũi. Dung dịch phun chống nghẹt mũi: Thuốc xịt này có tác dụng giảm triệu chứng nghẹt mũi của bạn, nhưng hãy chú ý không dùng quá 3 ngày; Thuốc xịt mũi chứa corticosteroid: Tác dụng của thuốc xịt này rất có hiệu quả trong điều trị viêm mũi dị ứng. Trước khi sử dụng, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng để điều trị viêm mũi dị ứng. Thuốc tiêm chống dị ứng Khi bạn bị viêm mũi dị ứng quá nặng, bác sĩ sẽ khuyên bạn tiêm thuốc chống dị ứng (liệu pháp miễn dịch). Bác sĩ sẽ chỉ định điều trị bằng tiêm thuốc chống dị ứng đến khi nào triệu chứng của bệnh được kiểm soát.  Liệu pháp miễn dịch dưới lưỡi (SLIT) Phương pháp này sử dụng thuốc đặt dưới lưới, tuy nhiên nó có thể có tác dụng phụ như: ngứa miệng, tai, và rát họng Xem thêm: Thuốc chữa viêm mũi dị ứng Ngoài ra có thể sử dụng những bài thuốc chữa viêm mũi dị ứng từ dân gian mà không lo gây tác dụng phụ, có thể dùng được trong khoảng thời gian dài không lo mệt mỏi, an toàn. Chế độ sinh hoạt, phòng ngừa Vệ sinh định kỳ các chăn, ga, gối, đệm, vải bọc ghế, bọc đệm hạn chế sự tồn tại và sinh trưởng của một số ký sinh trùng (mò, mạt). Nhà ở cần thoáng, mát, sạch sẽ, tránh ẩm ướt để hạn chế nấm mốc phát triển. Vệ sinh răng miệng hàng ngày nhất là đánh răng sau khi ăn, trước và sau khi ngủ dậy. Bỏ hút thuốc lá, thuốc lào hạn chế và tránh xa khói thuốc đọc hại Không nên ăn các loại thực phẩm mà xác định hoặc nghi ngờ gây viêm mũi dị ứng cho bản thân mình (tôm, cua, ốc). Tránh hoặc hạn chế tiếp xúc với với bụi (bụi trong nhà và bụi ngoài đường), đeo khẩu trang khi quét dọn nhà và lúc ra đường. Để góp phần hạn chế bị viêm mũi dị ứng không nên nuôi chó, mèo trong nhà, hạn chế đến mức tối đa tiếp xúc với chúng Những lúc giao mùa, thời tiết thay đổi từ nóng sang lạnh nhất là ở những người có cơ địa dị ứng thì cần giữ ấm cơ thể như: mặc đủ ấm, cổ nên được quàng khăn ấm. Khi nghi ngờ bị bệnh viêm mũi dị ứng nên đi khám bác sĩ chuyên khoa tai, mũi, họng để được điều trị sớm, tránh để bệnh thành mãn tính đưa đến viêm họng, phế quản dị ứng, hen suyễn. Không nên tự chẩn đoán bệnh cho mình và tự mua thuốc để điều trị. Xem thêm:  Cách chữa viêm mũi dị ứng

Viêm mũi có mủ, nguyên nhân và điều trị

Viêm mũi, chảy mũi, đau mũi khó chịu ảnh hưởng rất lớn tới cuộc sống, sinh hoạt của người bệnh. Chính vi vậy, người bệnh cần nhận biết bệnh sớm để có hướng điều trị kịp thời. Vậy viêm mũi có mủ là gì? Nguyên nhân và hướng điều trị ra sao? Các bạn tìm hiểu qua những thông tin bài viết dưới đây. Hiện tượng viêm mũi có mủ trắng Thế nào là viêm mũi có mủ Viêm mũi mủ là tình trạng sung huyết đỏ ở niêm mạc mũi, mủ mũi sẽ tiết ra nhiều chất nhờn, có thể chất nhờn đặc đi lẫn với mủ vàng xanh và có mùi hôi thối. Bệnh gây nhiều phiền toái, ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh do đó cần nhận biết sớm để có thể xử lý kịp thời. Xem thêm: Bệnh viêm mũi dị ứng Nguyên nhân dẫn tới viêm mũi có mủ Có nhiều nguyên nhân dẫn tới viêm xoang mũi có mủ, nhưng dưới đây là những nguyên nhân chính cần kể đến: Nhiễm khuẩn do viêm mũi, viêm họng cấp không được điều trị kịp thời, hoặc sau khi bị mắc các bệnh nhiễm khuẩn lây qua đường hô hấp. Do các chấn thương cơ học, xuất huyết, và các thương tổn niêm mạc, các áp lực gây phù nề mũi Tiếp xúc môi trường độ ẩm cao, hơi khí hóa chất độc hại cũng là một trong những nguyên nhân gây bệnh được chú ý. Do nhét bấc mũi lâu, làm lệch vách ngăn gây tình trạng ứ tắc xuất tiết xoang Do đang gặp các bệnh lý đái tháo đường, suy nhược cơ thể…. Triệu chứng của viêm mũi có mủ Người cảm thấy mệt mỏi, sốt nhẹ nhưng có một vài trường hợp nhất là ở trẻ em sẽ sốt cao, thể trạng nhiễm khuẩn rõ. Đau vùng mặt và thường đau khi về sáng do đêm bị ứ đọng dịch mủ, đau thành từng cơn gây nhức đầu, mệt mỏi, khó chịu. Có thể bị ngạt, tắc 1 hoặc cả 2 bên mũi, từng lúc hoặc tắc liên tục. Nước mũi chảy ra có màu vàng đục, có mùi hôi. Khi xì mạnh gây đau và có lẫn một ít máu. Khi ấn ngón tay trước xoang gây đau Khi khám thấy cuốn mũi dưới dương to, niêm mạc mũi nề đỏ, cưới mũi giữa nề, khe giữa thấy mủ đọng. Xoang có ngấn mủ ứ đọng, xoang bị mờ. Điều trị viêm mũi có mủ Việc xác định được chính xác nguyên nhân gây bệnh sẽ giúp cho việc điều trị hiệu quả nhanh hơn. Đối với bệnh viêm mũi mủ, các bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng thường chỉ định các loại thuốc điều trị như sau: Điều trị toàn thân Thuốc kháng sinh: được dùng thông qua đường uống Kèm 1 số thuốc đi cùng: Thuốc kháng viêm, Thuốc giảm phù nề Thuốc hạ sốt Thuốc giảm đau nhức mũi Điều trị tại chỗ Nhóm thuốc co mạch, Thuốc chống sung huyết mũi Thuốc kháng sinh tại mũi. Những loại thuốc này thường được chỉ định dùng từ 7-10  ngày để tránh tình trạng nghiện thuốc. Ngoài ra việc sử dụng loại thuốc nào và liều lượng ra sao khi điều trị viêm mũi mủ còn phụ thuộc vào thể bệnh, tình trạng sức khỏe, cơ địa, mức độ tiến triển bệnh của bệnh nhân. Xem thêm: Cách chữa trị viêm mũi dị ứng Xem thêm: Bài thuốc chữa viêm mũi dị ứng Biện pháp phòng ngừa: Không thể không kể đến phương pháp phòng tránh bệnh hiệu quả cũng như khi điều trị thuốc cần kết hợp với những biện pháp sau đây: Cung cấp cho cơ thể đủ chất dinh dưỡng, vitamin cần thiết để tăng sức đề kháng, giúp cho việc điều trị cũng như phòng tránh tái bệnh được tốt hơn Trời lạnh, hay giao mùa, chuyển mùa cần phải giữ ấm cho cơ thể, tránh nhiễm lạnh và hít phải khí lạnh, chảy nước mũi, cảm lạnh Vệ sinh không gian sống sạch sẽ, thoáng mát, tránh vi khuẩn ẩm mốc cũng như vi trùng khói bụi ẩm thấp. Khi ra ngoài đường cần phải đeo khẩu trang, tránh khói bụi. Sinh hoạt cần chú ý tránh làm việc quá sức, nghỉ ngơi hợp lý. Thể dục thể thao mỗi ngày giúp tăng cường sức khỏe, tăng sức đề kháng. Loại bỏ sử dụng những chất kích thích, gây nghiện có hại cho sức khỏe. Vệ sinh mũi hằng ngày bằng nước muối sinh lý khi tiếp xúc nơi công cộng bên ngoài hoặc môi trường ô nhiễm. Khi bắt đầu có những dấu hiệu của viêm mũi bạn hãy điều trị ngay từ bước đầu, để tránh trường hợp viêm mũi dẫn tới có mủ. Hãy đến các cơ sở y tế chuyên khoa để được hướng dẫn, điều trị  đúng phác đồ để bệnh tình tránh chuyển chiều hướng xấu.

Bài thuốc trị viêm mũi dị ứng tại nhà ai cũng nên biết

Viêm mũi dị ứng là bệnh lý phổ biến, nên nhiều người nghĩ viêm mũi là bình thường, không đi khám. Chính vì vậy bệnh dễ trở thành mãn tính và biến chứng thành những bệnh khác gây ảnh hưởng lớn tới sức khỏe và sinh hoạt của người bệnh. Dưới đây là một số bài thuốc trị viêm mũi dị ứng mà ai cũng nên biết để áp dụng điều trị ngay từ lúc bệnh mới hình thành.     Gừng tươi, quế và mật ong giúp trị viêm mũi dị ứng hiệu quả Viêm mũi dị ứng là gì Viêm mũi dị ứng là hiện tượng mũi bị viêm, sưng tấy do dị ứng với các tác nhân trong và ngoài cơ thể như bụi, khói, lông, tơ, thời tiết, nhiệt độ, độ ẩm, áp suất không khí.... Tuy không đe doạ tính mạng, nhưng viêm mũi dị ứng lại gây những khó chịu đáng kể cho người bệnh trong thời gian kéo dài. Xem thêm: Viêm mũi dị ứng Biểu hiện rõ rệt của viêm mũi dị ứng Hắt hơi liên tục, Ngứa mũi, Chảy nước mũi, Nghẹt mũi Chảy nước mắt Có thể thêm một số triệu chứng như: Đau họng, Ho khan, Mệt mỏi, Đau đầu, Suy nhược Có quầng thâm dưới mắt Bài thuốc trị viêm mũi dị ứng tại nhà ai cũng nên biết Nhỏ nước muối sinh lý rửa mũi Nhỏ nước muối sinh lý rửa mũi thường xuyên giúp loại bỏ các chất nhầy từ mũi để mũi luôn sạch sẽ và được sát khuẩn chính là cách đơn giản và bền vững nhất để trị viêm mũi dị ứng. Bạn nên nhỏ nước muối sinh lý thường xuyên, nhất là khi đi bên ngoài đường bụi bặm về giúp vệ sinh mũi, loại bỏ vi khuẩn Xem thêm: Cách chữa trị viêm mũi dị ứng Trị viêm mũi dị ứng với tỏi tươi Công dụng của tỏi tươi Thành phần của tỏi có chứa chất alcin, quercetin là các chất chống histamin, kháng viêm tự nhiên, dùng trị các bệnh viêm nhiễm, bệnh dị ứng viêm khá tốt nên được xem là “thần dược” trong điều trị viêm mũi dị ứng. Cách dùng Ăn sống vài nhánh tỏi để giảm phản ứng viêm tức thì Ép nước tỏi và hòa với 2 thìa cà phê mật ong rồi nhỏ mũi 3 lần/ ngày sẽ có hiệu quả rõ rệt Ăn vài nhánh tỏi tươi hoặc ép nước nỏi hòa mật ong trị viêm mũi dị ứng Trị viêm mũi dị ứng với hạt gấc Công dụng của hạt gấc: Theo nghiên cứu hạt gấc có tinh chất giúp kháng histamin, chống lại các phản ứng dị ứng, giảm các triệu chứng ngứa ngáy, sưng phù do dị ứng gây ra. Khi kết hợp hạt gấc với rượu nó còn giúp khử khuẩn, kháng viêm nhanh rất hiệu quả cho điều trị viêm mũi dị ứng. Cách dùng 20-25 hạt gấc đem nướng cho đen phần vỏ Lấy cối giã nhỏ rồi dùng rượu ngâm chỗ hạt gấc đã giá nát. Ngâm sau 1 ngày dùng bông chấm dung dịch rượu ngâm và bôi lên sống mũi sẽ giúp giảm sưng, giảm đau , giảm các triệu chứng khó chịu của viêm mũi Để nâng cao hiệu quả điều trị có thể kết hợp dùng các bài thuốc và các phương pháp với nhau. Thông thường, người ta hay dùng kết hợp một bài thuốc uống, một bài thuốc nhỏ, đắp tại chỗ. Trị viêm mũi dị ứng với gừng tươi: Công dụng của gừng tươi Tinh chất trong gừng tươi hoạt động như một chất chống histamine tự nhiên và có tính kháng khuẩn, chống viêm và tăng cường miễn dịch làm giảm các triệu chứng viêm mũi như chảy nước mũi, sổ mũi, nghẹt mũi, ho và thậm chí giảm đau đau đầu. Cách dùng 1 củ gừng nhỏ đem rửa sạch, thái lát chỉ nhỏ Cho vào nồi , bỏ thêm 1 miếng quế nhỏ đổ nước đun sôi trong 5 phút. Rót ra cốc thêm 1 thìa mật ong khoắng đều và uống khi còn nóng. Trị viêm mũi dị ứng bằng cách xông hơi với tinh dầu Công dụng của xông hơi Xông hơi với tinh dầu có tác dụng loại bỏ chất nhầy mũi dư thừa, giảm các triệu chứng của viêm mũi dị ứng như hắt hơi, chảy mũi và đau họng cũng được giảm bớt rõ rệt nếu bạn thường xuyên xông hơi Cách dùng Chuẩn bị Vài giọt tinh dầu bạc hà hoặc tinh dầu đàn hương 1 bát lớn Nước vừa đun sôi Thực hiện: Nhỏ vài giọt tinh dầu vào bát, đổ nước đun sôi vào. Hít hơi nước bốc lên từ bát, bạn cần trùm khăn lớn qua. Hít hơi nước trong 5-10 phút sau đó thổi mũi của bạn kĩ lưỡng. Hoặc có thể tắm nước nóng có hơi nước cũng có tác dụng chữa viêm mũi dị ứng phần nào. Trị viêm mũi dị ứng với nghệ Công dụng của nghệ Nghệ có tác dụng chống viêm và hồi phục vết thương mạnh mẽ, tính chất chống oxy hóa, chống viêm, tăng cường miễn dịch, trị bệnh dị ứng khá hiệu quả. Nghệ giúp giảm các triệu chứng của viêm mũi dị ứng như ho, tắc nghẽn, miệng khô và hắt hơi. Trong điều trị viêm mũi dị ứng công dụng này khá hiệu quả. Cách dùng Lấy 1/2 thìa bột nghệ đem trộn với 1 thìa mật ong rồi uống ngày 1 ly như vậy sẽ giúp các dấu hiệu bệnh viêm mũi dị ứng thuyên giảm khá rõ rệt và giữ cho hệ thống miễn dịch của bạn mạnh mẽ và nhanh khỏi bệnh hơn Xem thêm: Bài thuốc chữa viêm mũi dị ứng Xem thêm: Mẹo trị viêm mũi dị ứng Trên đây là những bài thuốc trị viêm mũi dị ứng tại nhà, đơn giản, dễ làm mà ai cũng nên biết. Mong rằng những thông tin này giúp bạn bảo vệ sức khỏe cho mình và cho cả gia đình được hiệu quả nhất. Hoặc bạn có thể sử dụng sản phẩm Xoang Bách Phục – đã được hàng ngàn bệnh nhân áp dụng và cho kết quả rất khả quan. Nhiều người đã dứt được bệnh kéo dài hàng mấy chục năm trời. Điều thành công hơn nữa đó là nếu sử dụng theo đúng lộ trình khuyến cáo, người bệnh có thể phòng tránh tái phát trở lại rất tốt. Để tìm mua sản phẩm giải mẫn ở các nhà thuốc gần nhà hãy xem TẠI ĐÂY Để tìm mua Xoang Bách Phục ở nhà thuốc gần nhà, hãy xem TẠI ĐÂY

Viêm mũi dị ứng bội nhiễm

Viêm mũi là một bệnh khá thông dụng mà nhiều người mắc phải, bệnh viêm mũi dị ứng được coi là một phản ứng tự nhiên của cơ thể để chống lại sự xâm nhập của những chất lạ vào trong hệ hô hấp, tuy nhiên nếu không được kịp thời điều trị bệnh có thể dẫn đến tình trạng viêm mũi dị ứng bội nhiễm. Bệnh điều trị khó khăn hơn, và có thể biến chứng thành viêm xoang. Viêm mũi dị ứng bội nhiễm là gì? Viêm mũi dị ứng bội nhiễm là một trong những căn bệnh hô hấp rất thường hay gặp phải hiện nay. So với bệnh viêm mũi dị ứng, tình trạng viêm mũi dị ứng bội nhiễm có mức độ nặng hơn. Người bệnh thường xuyên bị các loại vi khuẩn tấn công và không được chữa trị kịp thời, gây ra tình trạng bội nhiễm. Xem thêm: Bệnh viêm mũi dị ứng Nguyên nhân của bệnh viêm mũi dị ứng bội nhiễm Có rất nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng viêm mũi dị ứng bội nhiễm, tuy nhiêm dưới đây là một số nguyên nhân chính: Nguyên nhân hàng đầu không thể không nhắc đến chính là nấm mốc, bụi bẩn Do tiếp xúc với khói bụi, lông thú: Lông chó, mèo, phấn hoa…. Do bị viêm mũi dị ứng mà chưa được điều trị có thể dẫn đến tình trạng bội nhiễm. Bệnh nhân bị dị ứng với một vài sản phẩm tẩy rửa hay mỹ phẩm bày bán ở trên thị trường mà không hề biết. Do sự tác động mạnh mẽ của các loại virus và vi khuẩn trong khi đó sức đề kháng của cơ thể lại yếu. Nguyên nhân viêm mũi dị ứng bội nhiễm có thể phù thuộc vào cơ địa của từng người và do cùng tiếp xúc với một dị nguyên nhưng có người mắc có người lại không mắc bệnh. Ngoài ra còn có một số nguyên nhân khác dẫn tới bệnh viêm mũi dị ứng bội nhiễm có thể kể đến một số loại thực phẩm như trứng, sữa các loại đậu hay hải sản, thuốc kháng sinh… Triệu chứng của viêm mũi dị ứng bội nhiễm Triệu chứng của bệnh viêm mũi dị ứng bội nhiễm có rất nhiều biểu hiện giống với bệnh viêm xoang nên đa phần người bệnh thường bị nhầm lẫn giữa 1 bệnh. Để nhận biết được viêm mũi dị ứng ta có thể điểm qua những triệu chứng sau: Chảy nước mũi: Đây là triệu chứng đầu tiên có thể xuất hiện của viêm mũi dị ứng bội nhiễm.  Những cơn hắt hơi thường xảy đến đột ngột trước nguồn dị ứng, bệnh nhân có thể hắt hơi liên tục trong một lần hoặc tái diễn nhiều lần trong một đợt dị ứng. Thông thường nước mũi có màu trong và nước chảy liên tục Nước mũi màu vàng đục: Chảy nước mũi khi bị mắc viêm mũi dị ứng bội nhiễm sẽ mang màu vàng đục, chảy theo từng cơn với lượng nước nhiều. Nghẹt mũi và tắc mũi: Sau khi những triệu chứng ngứa mũi, hắt hơi, chảy nước mũi thì tắc ngạt mũi xuất hiện là hiện tượng tất yếu bởi khi nước mũi chảy nhiều và những kích thích bên trong khoang mũi khiến niêm mạc mũi bị phù nề, sưng tấy khiến hô hấp khó khăn. Người bệnh phải thở bằng miệng. Bệnh nhân bị ngạt mũi một bên, có thể cả hai bên. Ngứa mũi: Biểu hiện ngứa mũi của viêm mũi dị ứng bội nhiễm là do niêm niêm mạc mũi phản ứng trước các tác nhân gây dị ứng, có trường hợp ngứa cả mắt, họng và da ống tai ngoài. Ngoài ngứa mũi còn có ngứa mắt và ngứa tai. Hắt xì, ngứa mũi, chảy nước mũi là những triệu chứng của viêm mũi dị ứng bội nhiễm Biện pháp phòng ngừa và điều trị viêm mũi dị ứng bội nhiễm Việc điều trị căn bệnh nguy hiểm này vô cùng khó khăn và phải tốn rất nhiều thời gian, chính vì thế, người bệnh cần kiên trì tuân theo các phương pháp điều trị của bác sĩ. Vì khi mắc viêm mũi dị ứng bội nhiễm có nghĩa là người bệnh đang mang trong mình các loại virus chứ không phải những vi khuẩn thông thường như một vài bệnh viêm mũi dị ứng khác. Làm các xét nghiệm cùng bác sĩ tìm ra nguyên nhân gây viêm mũi dị ứng bội nhiễm: Do yếu tố kháng nguyên lạ tiếp xúc, xâm nhập thì bệnh rất dễ điều trị. Khi đó các bác sĩ sẽ yêu cầu người bệnh tuyệt đối hạn chế tiếp xúc với các các dị nguyên gây bệnh này. Do nhiễm khuẩn bởi các tác nhân gây hại như virus, vi khuẩn… Khi đó người bệnh cần đến thăm khám, gặp ngay các bác sĩ chuyên khoa để được xác định chính xác và điều trị đúng cách. Các loại thuốc điều trị: Các loại kháng sinh chứa thành phần amoxicilin, erythromyxin, cephalexin Thuốc phòng ngừa chứng co thắt phế quản salbutamol theophylin Các loại thuốc kháng histamine Thuốc long đờm Thuốc an thần. Những đơn thuốc trên chỉ phù hợp chống và chữa bệnh viêm mũi dị ứng trong một thời gian ngắn. Điều trị trong thời gian bằng những đơn thuốc trên gây ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe, và gây những biến chứng nguy hiểm. Xem thêm: Thuốc chữa viêm mũi dị ứng Vì vậy ra trong quá trình điều trị viêm mũi dị ứng bội nhiễm tại bệnh viện, người bệnh cần kết hợp những cách phòng ngừa và lưu ý để hỗ trợ cho việc điều trị bệnh trở nên tốt hơn bằng những cách phòng ngừa và điều trị sau: Thường xuyên vệ sinh sạch sẽ mắt mũi, mũi, họng, vệ sinh răng miệng sạch sẽ tránh vi khuẩn Súc miệng bằng nước muối sinh lý hoặc nước muối pha loãng mỗi ngày. Điều này sẽ giúp làm tăng tính sát khuẩn, kháng viêm, chống và ngăn ngừa những tác nhân gây hại xâm nhập và phát triển Chú ý ăn uống nhằm bổ sung đầy đủ dưỡng chất cho cơ thể. Đặc biệt là các loại vitamin có trong rau củ quả, nước ép trái cây; chất đạm; sắt… nhằm tăng sức đề kháng, hệ miễn dịch và khả năng chống bệnh một cách mạnh mẽ. Uống nhiều nước, ăn những loại thức ăn dạng lỏng, dễ tiêu như cháo, soup, phở… Khi có dấu hiệu sốt cao trên 38,5 độ C, người bệnh cần sử dụng các loại thuốc có tác dụng làm hạ sốt ngay. Điều này sẽ tránh được tình trạng bệnh lý ngày càng nặng và các biến chứng nguy hiểm khác xuất hiện Khi có dấu hiệu khó thở, thở hổn hễn, đau tức nhiều tại vùng ngực, cơ thể đột nhiên tím tái… người bệnh cần được đưa đến các cơ sở y tế ngay lập tức để được điều trị kịp thời. Xem thêm: Cách chữa trị viêm mũi dị ứng Để tránh những trường hợp xấu có thể xảy ra, người bệnh cần tuân theo sự chỉ định điều trị và hướng dẫn của bác sĩ để biết khi nào cần bổ sung thuốc và khi nào cần ngưng Trong quá trình điều trị viêm mũi dị ứng bội nhiễm tại bệnh viện, người bệnh cần kết hợp những cách phòng ngừa và lưu ý để hỗ trợ cho việc điều trị bệnh trở nên tốt hơn. Trên đây là những thông tin về bệnh viêm mũi dị ứng bội nhiễm, mong rằng những thông tin trên giúp bạn thêm những phương pháp chữa trị và phòng ngừa bệnh cho cả gia đình.  

Nguyên nhân gây sổ mũi ở trẻ và cách điều trị

Thời tiết thay đổi, chăm sóc bé không đúng cách hoặc do bệnh lý nào đó...là những nguyên nhân khiến các bé bị sổ mũi. Nếu không được xử trí đúng cách tình trạng sổ mũi kéo dài có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm và khó khăn cho quá trình điều trị về sau. Cùng tìm hiểu thủ phạm gây nên tình trạng này cũng như cách điều trị cho các bé. Nguyên nhân dẫn tới sổ mũi ở trẻ Có nhiều nguyên nhân khiến các bé bị chảy nước mũi, do bệnh lý, do môi trường, thời tiết... Dưới đây xin đề cập chi tiết những thủ phạm dẫn tới tình trạng này: Do bệnh lý Chảy nước mũi (sổ mũi) ở trẻ là dấu hiệu của các bệnh lý như sau: Trẻ bị ho kèm sổ mũi có thể là bị cảm cúm, các triệu chứng của cảm cúm thường đến rất nhanh Sổ mũi kéo dài kèm theo dịch mũi màu vàng, xanh là dấu hiệu của bệnh viêm xoang, niêm mạc quanh xoang mũi bị viêm nhiễm. Bệnh này khá nguy hiểm với trẻ do xoang ở trẻ em dễ bị nhiễm trùng lan tỏa dẫn đến những biến chứng nguy hiểm như áp xe mắt, viêm não, nhiễm trùng huyết, viêm tai giữa... Viêm tai, viêm mắt dẫn tới tình trạng sổ mũi ở trẻ Do môi trường, thời tiết Trẻ em thường bị dị ứng với mùi và bụi trong không khí, các biểu hiện thường gặp là sổ mũi kèm với hắt hơi, mắt đỏ và ngứa. Nếu tình trạng dị ứng của bé nghiêm trọng, bạn nên đưa bé đi khám. Bác sĩ có thể chỉ định cho bé một số thuốc chống dị ứng hiệu quả. Sổ mũi, nghẹt mũi khi thời tiết khá lạnh mà dịch mũi trong có thể là trẻ bị cảm lạnh không có gì đáng lo ngại. Cha mẹ chỉ cần mặc ấm, chăm sóc trẻ đúng cách sẽ mau khỏi bệnh Bạn nên giữ ấm vùng chân, tay, đầu cho bé nhưng không nên quấn bé quá chặt, dễ làm gia tăng tình trạng đổ mồ hôi. Bạn cũng tránh rửa mặt mũi, chân tay hoặc tắm cho bé bằng nước lạnh. Cha mẹ nên lưu ý tới trường hợp bé bị sổ mũi do mắc dị vật mắc ở trong mũi, có thể khiến chảy máu và gây ra đau đớn cho trẻ. Khi bé khóc Khi khóc nước mắt chảy ra từ tuyến lệ dẫn tới khoang mũi. Nước mắt kết hợp với chất dịch ở đây khiến cho các bé thường bị chảy nước mũi. Những sai lầm khi chăm sóc trẻ bị sổ mũi Trong quá trình chăm sóc bé bị sổ mũi, không ít cha mẹ mắc phải những lỗi như sau: Chưa tích cực điều trị khi mới mắc sổ mũi Tâm lý của nhiều cha mẹ nghĩ sổ mũi của bé không đáng lo ngại và mau khỏi nên không điều trị tích cực cho bé, tới khi có các dấu hiệu nặng mới đưa trẻ đi khám. Trong nhiều trường hợp chữa trị cho trẻ muộn gây ra nhiều biến chứng và khiến việc điều trị trở nên khó khăn hơn. Rửa mũi nhiều, dùng tăm bông ngoáy mũi cho trẻ Cha mẹ thường có suy nghĩ rửa mũi cho bé hàng ngày để làm sạch những gỉ mũi và bụi bẩn. Tuy nhiên, việc rửa mũi quá nhiều lần và sử dụng tăm bông ngoáy mũi khiến trẻ mất đi chất nhầy tự nhiên trong khoang mũi gây tổn thương niêm mạc mũi khiến cho các vi khuẩn, virus dễ dàng tấn công hệ hô hấp của trẻ. Nhỏ nước tỏi vào mũi khi bé hắt hơi, sổ mũi Chất allicin trong tỏi có thể diệt vi khuẩn, vi nấm giúp phòng và điều trị bệnh cúm. Thế nhưng việc nhỏ nước tỏi vào mũi trẻ rất nguy hiểm vì chúng gây nóng rát, phù nề niêm mạc mũi ở trẻ và có thể làm tình trạng sổ mũi trở nên nặng hơn. Hút mũi cho trẻ không đúng cách Cha mẹ thường tự xử lý sổ mũi, ngạt mũi cho trẻ bằng cách hút mũi cho trẻ. Dùng miệng để hút mũi cho trẻ mà không biết có thể truyền cho trẻ mầm bệnh từ vi khuẩn trong khoang miệng. Khi trẻ bị sổ mũi nhiều, nhầy và đặc thường làm bé khó thở, khi đó cha mẹ nên nhỏ giọt nước muối sinh lý vào mũi cho chất nhầy lỏng hơn và dùng dụng cụ hút mũi chuyên dụng vệ sinh sạch sẽ để hút mũi cho bé một cách nhẹ nhàng, tránh làm tổn thương niêm mạc mũi. Lạm dụng thuốc nhỏ mũi quá lâu Một trong những sai lầm phổ biến khi điều trị sỏ mũi cho trẻ là cha mẹ tự ý mua thuốc nhỏ mũi về điều trị cho bé mà không có chỉ định của bác sĩ. Việc lạm dụng thuốc không những không khỏi bệnh mà gây ra các biến chứng khó lường. Thuốc nhỏ mũi chỉ nên sử dụng trong thời gian ngắn kèm theo thuốc uống và vệ sinh hút mũi cho bé mới hiệu quả. Trường hợp quá 5 ngày mà không khỏi mẹ nên đưa bé đến khám lại bác sĩ điều trị đúng hơn. Xử trí khi bé bị sổ mũi tại nhà Khi bé bắt đầu bị sổ mũi, cha mẹ nên thực hiện theo cách sau để cải thiện tình trạng của bé: Nếu nước mũi có màu trắng trong, bạn chỉ cần nhỏ nước muối 0,9% ngày 4 - 5 lần, mỗi bên mũi 3 - 4 giọt. Nhỏ mũi thực hiện theo các bước như sau: Để bé nằm ngửa, đầu ngửa nhẹ ra sau. Nhỏ nước muối sinh lý ấm vào mỗi mũi. Trẻ dưới 1 tuổi nhỏ 2 đến 3 giọt, trẻ lớn hơn nhỏ 4 đến 5 giọt. Để khoảng 30 giây đề nước thấm vào làm loãng đàm nhớt trong hốc mũi. Làm sạch hốc mũi: Đối với trẻ lớn biết xì mũi thì cho bé ngồi dậy và xì ra khăn sạch. Trường hợp trẻ không xì được mũi thì dùng bóng hút hút đàm nhớt trong hốc mũi Có thể thực hiện việc nhỏ mũi và hút mũi mỗi ngày 4 lần cho đến khi bé không còn dấu hiệu của nghẹt mũi. Cũng có thể thực hiện nhiều lần trong ngày khi bé có dấu hiệu nghẹt mũi và tình trạng tiết nước mũi nhiều. Khi nước mũi của bé chuyển sang màu vàng xanh, lúc này người bệnh cần được thăm khám thầy thuốc tai mũi họng để xác định mức độ, nguyên nhân gây bệnh giúp việc điều trị hiệu quả hơn. >>>> Điều trị viêm xoang như thế nào?

Loading...