Viêm mũi dị ứng

Phòng tránh và chăm sóc bé bị viêm mũi dị ứng

Bệnh Viêm mũi dị ứng ở trẻ nhỏ, dễ dẫn tới những biến chứng nguy hiểm, trẻ có thể bị viêm tai giữa, hen phế quản. Viêm tai giữa có thể gây nhiều hậu quả nghiêm trọng ở trẻ như gây thủng màng nhĩ, làm giảm sức nghe; hen phế quản sẽ làm hạn chế khả năng thở của trẻ, trẻ chậm phát triển. Nếu trẻ không may bị viêm mũi cần điều trị ngay để tránh những hậu quả nghiêm trọng về sau. Nguyên nhân gây viêm mũi dị ứng có thể do cơ địa dị ứng, nhiễm trùng (huyết nhiệt); dị ứng do trời lạnh, thời tiết thay đổi (phế hư) dễ gặp phải các tác nhân phong hàn, phong nhiệt, nhiệt độc mà gây ra bệnh. Triệu chứng dễ nhận thấy của viêm mũi dị ứng là ngứa mũi, hắt hơi nhiều, ngạt thở, nước mũi trong hoặc có mủ đặc quánh, đau đầu, mờ mắt. Trường hợp có vách ngăn, cong vẹo hay các cục thịt thừa thì bị ngạt nhiều, khó thở, tai ù. Một khi nặng, bệnh dễ biến chứng thành hen phế quản, hen suyễn, viêm họng hạt, viêm amydan… hay bị đau đầu, mất ngủ. Bệnh sẽ khó chữa hơn. Vì tai, mũi, họng thông nhau nên khi chữa bệnh viêm mũi dị ứng cần phải chữa toàn diện mới khỏi. Nếu bạn đã chữa Tây y nhiều mà không được, hãy thử chuyển sang y học cổ truyền xem sao. Đông y có nhiều bài thuốc trị viêm mũi dị ứng, được chế thành dạng thuốc bột hoặc thuốc nhỏ giống thuốc nhỏ mũi rất dễ sử dụng cho trẻ em. Bạn có thể tìm các địa chỉ uy tín để mua. Những trẻ nào có nguy cơ phát triển bệnh viêm mũi dị ứng? Một số yếu tố có thể làm tăng nguy cơ phát triển chứng rối loạn do dị ứng. Các yếu tố nguy cơ phát triển bệnh dị ứng bao gồm: Lịch sử gia đình có người mắc bệnh dị ứng như cha mẹ hoặc anh chị em ruột (lịch sử gia đình về bệnh dị ứng ở cả cha và mẹ hoặc cha mẹ và anh chị em ruột có liên quan với nguy cơ mắc bệnh) Sử dụng sữa ngoài hoặc sản phẩm từ đậu nành, hay công thức sữa bò trước 3-4 tháng tuổi sẽ tăng nguy cơ eczema và dị ứng thức ăn. Cho trẻ ăn thức ăn đặc trước 3-4 tháng tuổi cũng tăng nguy cơ eczema và dị ứng thức ăn. Sinh vào mùa xuân cũng có thể là một yếu tố nguy cơ dẫn tới bệnh viêm mũi dị ứng theo mùa. Tiếp xúc thụ động với khói thuốc lá (nguy cơ gia tăng các triệu chứng hô hấp) Cách chăm sóc trẻ, phòng viêm mũi dị ứng Khi thời tiết thay đổi cần giữ ấm khi trời trở lạnh. Giữ gìn vệ sinh nhà cửa, nơi ngủ. Không dùng tay ngoáy mũi để tránh tổn thương niêm mạc mũi. Hàng ngày dùng nước ấm hoặc nước muối sinh lý để vệ sinh, rửa mũi. Vệ sinh mũi giúp loại bỏ gỉ mũi, chất nhầy, giúp ngăn ngừa và góp phần tránh các bệnh viêm nhiễm hô hấp như: Viêm mũi, nghẹt mũi, hắt xì và viêm xoang. Khi thấy viêm mũi kéo dài trên 7 ngày hoặc có triệu chứng nặng hơn như đau tai, khàn tiếng, khó thở phải kịp thời đưa trẻ đến cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị. Để hạn chế bệnh viêm mũi dị ứng ở trẻ, bạn cần đặc biệt lưu ý: Cho trẻ mặc ấm, giữ không cho bị lạnh ngực, tránh nơi gió lùa. Không để chân trẻ bị ẩm ướt hoặc bị lạnh, nhất là khi đi ngủ. Tăng cường dinh dưỡng, nhất là cho trẻ ăn các thức ăn nóng. Cần vệ sinh răng miệng cho trẻ thường xuyên để tránh nhiễm trùng. Khắc phục triệt để thói quen ngoáy mũi và mút tay của trẻ. Theo dõi và thực hiện theo đúng chỉ định của bác sĩ tránh để những biến chứng không đáng có xảy ra khi trẻ mắc bệnh. Phòng ngừa viêm mũi dị ứng cho trẻ Tăng cường cho trẻ ăn nhiều rau xanh, hoa quả tươi để bổ sung vitamin cho trẻ, nếu cần có thể cho uống bổ sung Vitamin C để giúp bé tăng cường sức đề kháng. Quanh nhà nên hạn chế trồng hoa. Không nên nuôi chó mèo trong nhà, hạn chế đến mức tối đa không để cho trẻ tiếp xúc với các loại vật nuôi. Cần vệ sinh định kỳ chăn, ga, gối, đệm, thảm, rèm, vải bọc ghế, bọc đệm. Nhà ở cần thoáng mát, sạch sẽ tránh ẩm ướt để hạn chế nấm mốc phát triển. Cần vệ sinh răng miệng hàng ngày, nhất là đánh răng sau khi ăn, trước và sau khi ngủ dậy. Tránh để trẻ tiếp xúc với khói thuốc, hạn chế tiếp xúc với khói bụi. Những lúc giao mùa, thời tiết thay đổi từ nóng sang lạnh cần giữ ấm cơ thể cho trẻ, nhất là vùng cổ, mũi và đôi chân. Dùng nước muối sinh lý hay là nước biển phun sương rửa mũi cho trẻ hàng ngày, nhất là lúc đi ngoài đường vừa về đến nhà. Lời khuyên dành riêng cho trẻ sơ sinh Cho con bú hoàn toàn bằng sữa mẹ trong bốn đến sáu tháng đầu tiên, hoặc sử dụng sữa công thức ít gây dị ứng, có thể giúp ngăn ngừa viêm da dị ứng và dị ứng sữa. Những thức ăn rắn nên cho trẻ làm quen dần dần, tránh cho trẻ ăn quá sớm Giảm tiếp xúc với một số chất gây dị ứng như bụi, có thể ngăn ngừa viêm mũi dị ứng hoặc hen suyễn triệu chứng. Tránh cho trẻ sống ở nơi có nhiều khói thuốc, môi trường ô nhiễm để hạn chế ảnh hưởng đến hệ hô hấp của trẻ. Hãy để bé yêu của bạn được bảo vệ và phát triển toàn diện bạn nhé! Ngoài ra, bạn cũng có thể xem thêm nội dung Thuốc chữa viêm mũi dị ứng của Xoang Bách Phục để có thêm thông tin hữu ích nhé! Xoangbachphuc.vn

Bệnh viêm mũi dị ứng ở trẻ em

Tại Việt Nam, độ phổ biến của những người mắc chứng viêm mũi dị ứng đang có xu hướng gia tăng, đặc biệt là ở trẻ nhỏ, theo thống kê tỷ lệ trẻ mắc bệnh này đã chiếm 20% tổng số trẻ em. Bệnh viêm mũi dị ứng ảnh hưởng rất nhiều tới sự phát triển của trẻ và có thể để lại những biến chứng nguy hiểm, trong đó có hen phế quản. Viêm mũi dị ứng là tình trạng viêm của màng nhầy trong mũi. Các triệu chứng thông thường liên quan với viêm mũi là ngứa mũi, mắt đỏ, chảy nước mũi hoặc mắt, nghẹt mũi và hắt hơi. Có hai loại viêm mũi dị ứng: viêm mũi dị ứng theo mùa (còn gọi là bệnh sốt mùa hè), và viêm mũi dị ứng lâu năm. Trẻ ở độ tuổi nào dễ mắc viêm mũi dị ứng? Viêm mũi là bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ từ khoảng 6 tháng tuổi đến 7 - 8 tuổi. Đây là tình trạng viêm niêm mạc của hốc mũi và vùng họng mũi, vì khả năng miễn dịch ở trẻ còn kém nên rất dễ bị bệnh. Khi trẻ hít thở không khí đi từ ngoài vào đến phổi, cung cấp ôxy cho cơ thể đồng thời những tác nhân gây bệnh cũng vào theo. Nếu không được điều trị dứt điểm, bệnh tái phát nhiều lần sẽ dẫn đến biến chứng như viêm phổi, viêm tai, viêm tai giữa cấp, viêm xoang cấp... Chẩn đoán viêm mũi dị ứng trẻ em Khi trẻ có những biểu hiển như hắt hơi, sổ mũi, mắt đỏ… bạn nên đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế gần nhất để kiểm tra, khám sức khỏe. Rất có thể con bạn đã mắc viêm mũi dị ứng. Việc chẩn đoán bệnh thường được thực hiện bằng việc xem xét tiền sử triệu chứng và thử nghiệm dị ứng. Ngoài ra còn có một số kiểm tra khác đặc biệt dành cho mũi, ví dụ, như nội soi mũi. Phương pháp điều trị Thuốc cho viêm mũi dị ứng có thể rất hiệu quả và quan trọng trong việc hỗ trợ để cải thiện chất lượng sống của những đứa trẻ. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng trẻ em bị viêm mũi dị ứng gặp khó khăn khi ngủ và trở nên cáu kỉnh hoặc thiếu tập trung. Những vấn đề này có thể ảnh hưởng đến thói quen hàng ngày của một đứa trẻ. Ngoài ra, nếu không được điều trị triệt để, bệnh có thể dẫn đến tình trạng nghiêm trọng hơn bao gồm cả bệnh hen suyễn. Một số loại thuốc giúp ngăn chặn tác động của chất gây dị ứng bằng cách giảm viêm. Thuốc xịt và nhỏ mũi có chứa steroid rất hiệu quả trong điều trị viêm mũi dị ứng, các loại thuốc uống cũng có tác dụng tốt trong điều trị viêm mũi dị ứng, tác dụng phụ của các loại thuốc này rất hiếm. Bên cạnh việc điều trị bằng thuốc, bạn cần lưu ý để con bạn tránh khỏi các tác nhân gây dị ứng. Cách sử dụng thuốc xịt mũi cho bé Thuốc xịt nên được sử dụng mỗi ngày để giữ cho các triệu chứng không nặng thêm – khi thấy triệu chứng của trẻ thuyên gian bạn vẫn cần tiếp tục sử dụng đến khi hết hẳn. Bạn nên hỏi bác sỹ về cách sử dụng thuốc xịt mũi vì phun steroid cần phải chạm tới những phần đặc biệt của mũi thì thuốc mới có hiệu quả. Sử dụng đúng cách và thường xuyên thuốc xịt mũi đã được chứng minh là có hiệu quả cho rất nhiều trẻ em. Khi xịt mũi cho trẻ cố gắng để có con của bạn để nghiêng về phía trước để thuốc có thể được phun lên góc mũi. Phun thuốc vào chỗ bị chảy nước mũi là tốt nhất. Một số trẻ em có thể chảy máu mũi khi bắt đầu sử dụng thuốc xịt. Điều này không phải là do thuốc xịt mũi mà là do viêm gây ra bởi các phản ứng dị ứng mà chúng gặp phải. Thuốc xịt mũi là nhằm để giảm viêm và cải thiện sức khỏe của con bạn. Nếu bạn đang lo lắng, bạn nên đến gặp bác sĩ và hỏi về biểu hiện chảy máu mũi của trẻ. Ngoài ra, bạn cũng có thể tham khảo thêm chủ đề cách chữa viêm mũi dị ứng để có thêm những thông tin cần thiết khác cho mình! Phòng bệnh viêm mũi dị ứng trẻ em Rửa mặt và gội đầu cho trẻ nếu chúng vừa chơi ở ngoài (để tránh những tác nhân có thể dính vào tóc và da như phấn hoa, bụi bẩn, lông động vật…) Đóng cửa sổ đặc biệt là vào buổi sáng và buổi tối (thời điểm phấn hoa được phát tán) Tránh phơi quần áo bên ngoài vào thời điểm nhiều phấn hoa trong không khí Con bạn nên có chỉ định dùng thuốc chống dị ứng thường xuyên ngay cả khi dường như không có triệu chứng dị ứng. Dị ứng đôi khi có thể xảy ra vào buổi sáng, có thể không bị ảnh hưởng, nhưng trong ngày các triệu chứng sẽ biểu hiện rõ. Bạn cũng cần chú ý không cho trẻ sử dụng các loại thuốc không phù hợp vì điều này có thể gây ra dị ứng cho trẻ. Bạn có thể gặp khó khăn khi cần phải sử dụng bình xịt mũi cho trẻ. Để con bạn hợp tác với các biện pháp điều trị, bạn có thể thử các kỹ thuật phân tâm như cho trẻ chơi một trò chơi cụ thể, như trò thử tinh mắt hoặc trò chơi chữ có thể chơi được trong khi bạn làm điều đó. Sử dụng gạc mát (nước và gạc là tốt) để làm mát mắt họ nếu trẻ có biểu hiện đau mắt Đóng cửa sổ xe ô tô, để tránh trường hợp trẻ tiếp xúc với phấn hoa khi bạn đi trong vùng nhiều phấn hoa phát tán. Ở trong nhà nếu trẻ bị sốt hay số lượng phấn hoa ngoài trời dày đặc. Thường xuyên dọn dẹp nhà cửa để loại trừ những con bọ có trong thảm, bụi nhà để tránh các tác nhân gây bệnh viêm mũi. Các biện pháp rửa mắt như sử dụng nước muối sinh lý NaCl 0,9%, có thể giúp giảm các kích thích ở mắt cho người bị viêm mũi dị ứng. Hãy chú ý chăm sóc để bảo vệ sức khỏe của trẻ bạn nhé! Thu Cúc _Xoangbachphuc.vn

Nguyên nhân viêm mũi dị ứng trẻ em

Trẻ em thường gặp phải những vấn đề ở đường hô hấp, trong đó có viêm mũi dị ứng khi thời tiết thay đổi hoặc môi trường ô nhiễm. Hiện nay, có rất nhiều trẻ em mắc phải bệnh này, khiến trẻ cảm thấy rất khó chịu. Trong khuôn khổ bài báo, chúng tôi xin cung cấp những thông tin về đặc điểm, nguyên nhân gây bệnh và cách phòng chống, điều trị bệnh. Viêm mũi dị ứng là một bệnh miễn dịch. Do các dị nguyên ngoại lai gây ra và con đường xâm nhập chủ yếu là qua niêm mạc mũi. Viêm mũi dị ứng có thể gặp phải khi trẻ tiếp xúc với phấn hoa, bụi bẩn, hoặc do thay đổi thời tiết. Bệnh khó có thể chữa dứt điểm nên cách tốt nhất là hết sức hạn chế cho trẻ tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng, cho trẻ ăn uống đầy đủ dưỡng chất để tăng sức đề kháng. Và trên hết là bạn cần hiểu rõ về cơ thể của trẻ, cũng như những yếu tố khiến trẻ dị ứng. Cơ chế bảo vệ của mũi Những vấn đề liên quan đến miễn dịch ở mũi Ở nguời bình th­ường trong mũi họng lúc nào cũng có các vi khuẩn cộng sinh và một số vi khuẩn gây bệnh thông thư­ờng như­: phế cầu, liên cầu... Sở dĩ ta không mắc bệnh là nhờ hệ thống miễn dịch gồm: các loại miễn dịch tại chỗ và toàn thân đặc hiệu và không đặc hiệu dịch thể và tế bào phối hợp với nhau rất chặt chẽ. Vai trò đề kháng vòng ngoài của lớp biểu mô Lớp biểu mô thực sự là hàng rào bảo vệ niêm mạc mũi chống lại sự xâm nhập của các yếu tố gây bệnh từ bên ngoài: vi khuẩn, vi rút, dị nguyên…nhờ hoạt động thanh thải của hệ nhầy lông chuyển, các yếu tố này không tiếp xúc lâu đ­ược với niêm mạc và bị đẩy trôi xuống họng. Về mặt sinh hóa nhầy mũi chứa những chất đặc biệt như­ các men, có khả năng là tan vỏ bọc của một số vi khuẩn, những chất kìm hãm men tiêu đạm do vi khuẩn tiết ra bảo vệ các kháng thể khỏi bị phá hủy. Ngoài ra vai trò của kháng thể cùng các thành phần khác góp phần kìm chế tiêu diệt các vi sinh vật làm tăng hiệu lực thanh thải của niêm mạc mũi. Vai trò của lớp hạ niêm mạc Lớp hạ niêm mạc là tuyến phòng thủ thứ hai. Có nhiều cơ chế hoạt động khác nhau (sinh hóa, miễn dịch…) kết hợp chặt chẽ với miễn dịch đặc hiệu tại chỗ. Bình thư­ờng vai trò của miễn dịch dịch thể do miễn dịch tế bào tại chỗ đảm nhận như­ng khi niêm mạc mũi bị viêm vai trò chủ yếu là do các chất có trong huyết thanh được tiết ra để bảo vệ niêm mạc. Những nguyên nhân gây viêm mũi dị ứng Có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới viêm mũi dị ứng ở trẻ em. Tuy nhiên, trẻ thường bị viêm mũi do những nguyên nhân chủ yếu sau: Do tiếp xúc với dị nguyên đ­ường thở như bụi nhà, lông súc vật, phấn hoa…: Những tác nhân này thường đóng vai trò như một kháng nguyên không hoàn toàn, khi gặp kháng thể (có trong cơ thể) tương ứng sẽ xảy ra hiện tượng phản ứng. Nếu phản ứng mạnh sẽ gây ra những triệu chứng nặng ở trẻ, còn không thì những triệu chứng đến và đi nhanh. Dị ứng do thực phẩm: trứng, sữa, các loại hải sản (tôm, cua, sứa….). Dị nguyên là các loại thuốc: kháng sinh các loại. Cơ địa dị ứng (Atopic): với những trẻ có vấn đề này thì khả năng mắc viêm mũi dị ứng là rất cao. Ví dụ, trong khi những đứa trẻ bình thường không dị ứng do phấn hoa nhưng với những em có cơ địa dị ứng thì khả năng bị viêm mũi dị ứng rất cao. Gặp những bệnh dị ứng nh­ư viêm mũi dị ứng, hen phế quản và chàm sơ sinh có đặc tính gia đình và sự di truyền. Sự quá mẫn: của từng cơ thể cũng có vai trò cơ bản, trước cùng một dị nguyên có xảy ra hiện tượng dị ứng hay không và phản ứng mạnh hay nhẹ. Cách phòng bệnh viêm mũi dị ứng ở trẻ Cách phòng bệnh hiệu quả nhất là hạn chế cho trẻ tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng. Bạn nên thường xuyên dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ, không cho có mèo vào nhà, không trồng hoặc để hoa có nhiều phấn trong nhà, hạn chế cho trẻ tiếp xúc với môi trường bụi bặm ô nhiễm, vệ sinh mũi họng hàng ngày cho trẻ. Ngoài ra bạn cũng nên tăng cường cho trẻ ăn nhiều rau xanh, hoa quả tươi để tăng cường sức đề kháng cho trẻ. Chăm sóc trẻ với chế độ dinh dưỡng hợp lý kết hợp với vận động thể chất có thể giúp trẻ khỏe mạnh và giảm nguy cơ mắc bệnh. Chăm sóc và điều trị Khi trẻ bị viêm mũi dị ứng do thay đổi thời tiết hoặc dị nguyên, các triệu chứng của bệnh làm cho trẻ rất khó chịu quấy khóc, biếng ăn, không ngủ được. Các bậc phụ huynh nên tìm và loại bỏ tác nhân gây dị ứng (dị nguyên): Lau sạch nhà cửa, hút bụi để loại bỏ lông thú nuôi, nếu trong phòng có hoa tươi nên chuyển ra ngoài, tránh cho trẻ tiếp xúc với bụi bẩn, mặc quần áo phù hợp khi ra ngoài. Ngoài ra cần Vệ sinh mũi cho trẻ bằng nước muối sinh lý hoặc nước muối biển ngày 2-3 lần. Để điều trị các triệu chứng của bệnh cần cho trẻ uống thuốc kháng dị ứng. Những trẻ bị viêm mũi dị ứng rất dễ mắc hen suyễn! Theo các chuyên gia dị ứng và hen suyễn, việc kiểm soát bệnh hen suyễn phải đi cùng với kiểm soát viêm mũi dị ứng ở một số trẻ em. Viêm mũi dị ứng là bệnh rất dễ dẫn tới hen suyễn, căn bệnh mạn tính, ảnh hưởng rất nhiều tới cuộc sống của trẻ sau này. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã tiến hành nhiều nghiên cứu và công nhận mối liên hệ giữa viêm mũi dị ứng với hen suyễn. Mặc dù mối liên quan chưa hoàn toàn chắc chắn, một trong những lý thuyết khẳng định rằng viêm mũi làm cho trẻ khó thở bằng mũi, cản trở chức năng bình thường của mũi. Thở qua miệng không làm ấm không khí, lọc bụi bẩn hoặc tạo độ ẩm trước khi không khí đi vào phổi, có thể làm bệnh hen suyễn nặng hơn. Mời các bạn tham khảo thêm nội dung về cách chữa viêm mũi dị ứng để có thêm cho mình những thông tin bổ ích nhất! Bệnh viêm mũi dị ứng hoàn toàn có thể phòng tránh nếu bạn biết cách bảo vệ cho trẻ!

Triệu chứng viêm mũi dị ứng trẻ em

Hệ thống miễn dịch ở trẻ nhỏ chưa được hoàn thiện, do đó rất dễ bị các tác nhân gây hại  từ bên ngoài tấn công, gây ra các bệnh về đường hô hấp. Một trong những căn bệnh thường gặp nhất ở trẻ nhỏ liên quan tới cơ quan hô hấp là bệnh viêm mũi dị ứng. Mặc dù đây không phải là bệnh nặng, tuy nhiên vẫn cần điều trị kịp thời thông qua các triệu chứng viêm mũi dị ứng ở trẻ em để tránh ảnh hưởng tới sức khỏe của trẻ, cũng như tránh việc để lại những biến chứng cho hệ hô hấp của trẻ sau này. Khi trẻ bị hắt hơi hoặc ho rất nhiều, người phát ban hoặc nổi mề đay, đau bụng hoặc buồn nôn sau khi ăn các loại thực phẩm nhất định có thể bị dị ứng. Bất kỳ trẻ nào cũng có thể bị viêm mũi dị ứng, nhưng trẻ em ở những gia đình có tiền sử dị ứng sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn. Xác định sớm các bệnh dị ứng khi trẻ còn nhỏ sẽ cải thiện chất lượng sống của con bạn, giảm khả năng bị nghỉ học và giúp bạn tránh được việc phải tốn thời gian, ngày nghỉ để chăm sóc cho con của bạn. Biểu hiện viêm mũi dị ứng trẻ em Các triệu chứng của viêm mũi dị ứng có thể phát triển trong vòng vài phút hoặc vài giờ sau khi trẻ hít phải chất gây dị ứng. Các triệu chứng cũng có thể kéo dài trong nhiều ngày. Các triệu chứng sau thường xuất hiện nhanh: Trẻ hắt hơi và ho nhiều vào buổi sáng. Sổ mũi. Xuất hiện đờm trong cổ họng, nước mũi đặc. Chảy nước mắt, ngứa mắt, có thể đỏ mắt do dị ứng. Ngứa tai, mũi và cổ họng. Các triệu chứng khác có thể mất nhiều thời gian mới xuất hiện bao gồm: Bị nghẹt mũi, thở phì phò. Đây là triệu chứng phổ biến nhất ở trẻ em. Thở bằng miệng vì mũi của trẻ bị chặn. Trẻ em có xu hướng cọ mũi. Mắt trẻ nhạy cảm với ánh sáng, hay nhắm mắt hoặc mắt lim dim Cảm thấy mệt mỏi, gắt gỏng, hay quấy khóc. Trẻ ngủ không sâu giấc, hay giật mình. Ho mãn tính. Ù tai, giảm khả năng thính giác. Điều trị viêm mũi dị ứng Các phương pháp điều trị chính cho viêm mũi dị ứng là tránh chất gây dị ứng, điều trị triệu chứng bằng thuốc và các liệu pháp thay thế khác, sử dụng liệu pháp miễn dịch đặc hiệu. Việc điều trị cho trẻ như thế nào cần phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng và tần suất xuất hiện của các triệu chứng dị ứng. Tránh các chất gây dị ứng Việc này hết sức quan trọng vì sẽ giúp trẻ giảm nhẹ các triệu chứng do dị ứng. Nhiều trường hợp, chỉ cần thực hiện biện pháp này đã có thể giúp trẻ khỏi bệnh mà không cần thuốc hoặc chỉ cần các liệu pháp đơn giản. Bạn cần dọn dẹp nhà cửa thường xuyên để loại bỏ bụi, lông động vật, hoặc nấm mốc. Hoặc bạn có thể cần phải ở cho trẻ ở trong nhà khi lượng phấn hoa trong không khí cao. Theo dõi và điều trị các triệu chứng Dùng thuốc điều trị và các loại pháp điều trị tại nhà có thể giúp bạn giảm nhẹ, đẩy lùi các triệu chứng của trẻ. Ví dụ, sử dụng các loại thuốc dị ứng (chẳng hạn như thuốc kháng histamine hay thuốc thông mũi) có thể giúp giảm một số triệu chứng dị ứng của trẻ. Các loại thuốc có thể ở dưới hình thức của một viên thuốc, chất lỏng, thuốc nhỏ mắt, hoặc xịt mũi. Hoặc bác sĩ có thể kê đơn các loại thuốc có tác dụng mạnh hơn so với các loại thuốc thông thường nếu triệu chứng của trẻ nặng lên. Bạn có thể thực hiện những biện pháp khác nhà để giảm nhẹ các triệu chứng, như làm sạch đường mũi của trẻ bằng nước muối. Phương pháp miễn dịch đặc hiệu Nếu thuốc không điều trị được các triệu chứng của trẻ, hoặc gây ra tác dụng phụ xấu, bác sĩ có thể đề nghị tiêm kháng nguyên để tạo miễn dịch. Đây là những liều nhỏ chất gây dị ứng đó bác sĩ tiêm dưới da của trẻ. Chúng giúp cơ thể của trẻ tạo kháng thể, thích nghi dần dần với các chất gây dị ứng, giúp giảm nhẹ triệu chứng của trẻ khi gặp phải tác nhân gây dị ứng. Tuy nhiên, liệu pháp này chỉ nên tiến hành khi xác định chính xác tác nhân gây viêm mũi dị ứng cho trẻ. Cần cẩn thận chú ý thể trạng sức khỏe của trẻ để tránh gây ra những hậu quả không mong muốn. Hãy nhờ bác sĩ kiểm tra toàn diện trước khi thực hiện bất cứ liệu pháp nào chữa bệnh cho trẻ. Dị ứng: có cần phẫu thuật? Phẫu thuật có thể giúp trẻ giảm bớt nguy cơ mắc viêm mũi dị ứng. Nhưng cần biết khi nào cần phẫu thuật, khi nào không. Đôi khi người ta cần phải phẫu thuật để sửa chữa một số vấn đề làm cản trở các biện pháp điều trị như khoang mũi hẹp, xoăn mũi không đều.... Bạn và bác sĩ chỉ nên xem xét đến phẫu thuật khi phương pháp điều trị khác đã thất bại. Bạn cũng có thể tham khảo thêm nội dung về cách chữa viêm mũi dị ứng để có thêm cho mình những thông tin cần thiết nhất! Nếu được chăm sóc chu đáo, những đứa trẻ của bạn sẽ có sức khỏe tốt! Nguồn: SKDS

Viêm mũi dị ứng ở người già

Viêm mũi hay viêm mũi dị ứng là bệnh lý có thể gặp ở mọi độ tuổi, mọi giới tính. Đặc biệt, đối với người cao tuổi, khi mà cơ quan mũi và hệ hô hấp bắt đầu gặp những dấu hiệu lão hóa do tuổi tác, thì đây cũng là lúc dễ mắc bệnh viêm mũi dị ứng nhất. Việc tìm hiểu thông tin về viêm mũi dị ứng ở người già không chỉ giúp cho những người ở độ tuổi này phòng bệnh tốt hơn, mà ngay cả việc điều trị bệnh cũng hiệu quả hơn rất nhiều. Do đó, hãy cùng Xoang bách phục tìm hiểu thêm thông tin về bệnh viêm mũi ở người già nhé! Viêm mũi dị ứng có liên quan mật thiết với hiện tượng dị ứng, nhất là ở người có cơ địa dị ứng. Dị ứng là một bệnh toàn thân và viêm mũi dị ứng chỉ là biểu hiện tại chỗ, có liên quan mật thiết với bệnh hen suyễn. Người bị viêm mũi dị ứng mà có cơ địa dị ứng (viêm da dị ứng, mề đay mạn tính, eczema, tổ đỉa, hen suyễn...) thì tỷ lệ cao hơn người bị viêm mũi dị ứng mà không có cơ địa dị ứng. Chính vì lẽ đó mà cùng một tác nhân gây kích thích nhưng có người bị bệnh viêm mũi dị ứng, có người không. Một số dị nguyên có khả năng gây viêm mũi dị ứng như bụi nhà, bụi công nghiệp (bông, vải, sợi), bụi ở môi trường xung quanh, phấn hoa, hóa chất, khói thuốc, thực phẩm, lông (chó, mèo, gia cầm), ký sinh trùng (bào tử nấm mốc, bọ chét, mò, mạt...), vi khuẩn (S. pneumoniae, H. influenzae, cầu khuẩn), thời tiết nóng lạnh đột ngột... Vì sao người cao tuổi dễ bị viêm mũi dị ứng? Khi cơ thể đến độ tuổi xế chiều, các cơ quan bắt đầu lão hóa dẫn tới giảm khả năng hoạt động bình thường của người cao tuổi. Bên cạnh đó, người cao tuổi do sức đề kháng kém nên dễ mắc bệnh viêm mũi dị ứng. Khi thời tiết thay đổi hay tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng, do khả năng miễn dịch kém nên người cao tuổi thường gặp phải bệnh viêm mũi hơn so với người trẻ tuổi. Ngoài ra, người cao tuổi thường mắc các bệnh mạn tính khác khiến cho cơ thể bị yếu, điều này cũng tác động tới sức đề kháng của người cao tuổi. Theo nhiều nghiên cứu tập trung vào sinh lý của mũi, đối với người cao tuổi, mũi và niêm mạc thường đã bị ảnh hưởng nhiều bởi các yếu tố có hại của môi trường nên dễ dẫn đến các triệu chứng viêm mũi. Khi mũi bị lão hóa, sụn vách ngăn suy yếu, và các xoăn mũi bị co lại, gây ra những thay đổi trong khoang mũi. Điều này được giải thích rằng biểu mô niêm mạc hao mòn, chất nhầy có thể trở nên đậm đặc hơn và khó giải phóng ra khỏi cơ thể, đặc biệt là ở những người bị mất nước, tăng khả năng viêm mũi và ho. Các phương pháp điều trị Cần xác định nguyên nhân để điều trị mới có hiệu quả cao. Đa số những biện pháp điều trị viêm mũi dị ứng là xịt glucocorticoid (fluticasone) vào trong mũi hoặc uống thuốc chống viêm, chống dị ứng (loratidin, chlophenoramine, clrytine,...). Tại chỗ: áp dụng các biện pháp giúp giảm phù nề niêm mạc, sung huyết, chảy nước mũi, nhiễm khuẩn ở mũi, xoang, chọc rửa xoang, phẫu thuật cắt xén các xương xoăn. Điều trị đặc hiệu: giải mẫn cảm. Nếu có bội nhiễm thì dùng kháng sinh kết hợp với corticoid. Dùng phương pháp chữa bằng nước khoáng đối với các trường hợp ngạt mũi thường xuyên do niêm mạc phù nề cương tụ, dùng loại nước khoáng hỗn hợp bicarbonat dạng uống, khí dung có tác dụng tốt, hợp sinh lý. Trong nhiều trường hợp, châm cứu, xoa, day ấn huyệt cũng có tác dụng tốt, lâu dài. Bên cạnh đó, các bạn cũng có thể tham khảo thêm nội dung về Thuốc chữa bệnh viêm mũi dị ứng để có thêm những thông tin bổ ích. Phòng bệnh như thế nào? Muốn phòng bệnh có hiệu quả tốt nhất là tránh các tác nhân gây bệnh. Tránh hít phải khói, bụi, phấn hoa, cánh bướm, lông thú, sơn ta, xăng dầu... Kiêng các thức ăn có thể gây dị ứng như: nhộng tằm, cá ngừ, tôm, cua ghẹ... Hạn chế hoặc không dùng một số mỹ phẩm không thích hợp với cơ thể người bệnh. Trường hợp dị ứng thời tiết cần phải chuyển vùng, chuyển nhà để tránh khí hậu gây dị ứng cho bản thân. Bệnh nhân có bệnh dị ứng nên sống ở nơi thoáng mát, không khí trong lành. Tuy nhiên đối với người cao tuổi cũng không nên chủ quan phơi trần ra gió mưa rét ướt. Ngược lại cũng không nên sống theo kiểu kiêng khem quá làm cho cơ thể ủy mị kém sức chịu đựng với mọi thay đổi của thời tiết. Áp dụng một chế độ ăn uống thích hợp và rèn luyện thân thể thường xuyên cũng là biện pháp phòng bệnh có hiệu quả rất tốt. Lưu ý khi điều trị viêm mũi dị ứng ở người cao tuổi Trong điều trị, trước tiên cần xác định và loại bỏ các yếu tố gây bệnh hoặc làm nặng bệnh nếu có thể. Các loại corticosteroid xịt mũi như budesonide, fluticason propionate, beclomethason là các thuốc được lựa chọn đầu tiên do có hiệu quả trong tất cả các thể viêm mũi và độ an toàn tương đối cao. Để đảm bảo hiệu quả, cần lưu ý rửa sạch mũi và lắc đều lọ thuốc trước khi xịt. Nếu có biểu hiện chảy máu cam sau dùng thuốc xịt, nên chuyển sang một chế phẩm corticosteroid xịt mũi khác có chứa propylen glycol hoặc một thuốc kháng histamin xịt mũi. Nếu corticosteroid xịt mũi đơn thuần không có hiệu quả nên dùng phối hợp thêm các thuốc kháng histamin uống hoặc xịt mũi như loratadin, cetirizin, fexofenadin, azelastin. Ở người lớn tuổi, nên tránh dùng các thuốc kháng histamin thế hệ 1 như promethazin, chlorpheniramin vì có thể gây buồn ngủ, lo lắng, lú lẫn, bí tiểu, táo bón, tụt huyết áp... Những trường hợp chỉ có viêm mũi xoang đơn thuần không đi kèm với viêm kết mạc, nên dùng các thuốc kháng histamin xịt mũi như azelastin vì có tác dụng nhanh và ít tác dụng phụ. Trong trường hợp các thuốc trên không hiệu quả hoặc không thể được dung nạp, có thể cân nhắc việc điều trị giảm mẫn cảm đặc hiệu với dị nguyên gây bệnh nếu có thể xác định được các dị nguyên này. Tuy nhiên, phương pháp này mất nhiều thời gian và có thể gây ra một số phản ứng phụ như kích ứng tại chỗ tiêm, dị ứng, sốc phản vệ... Để người cao tuổi có thể sống vui khỏe với con cháu thì việc chăm sóc sức khỏe người cao tuổi là hết sức cần thiết! Mời bạn tham khảo thêm nội dung Cách điều trị nghẹt mũi kéo dài của web Xoang Bách Phục. Tổng hợp

Điều trị viêm mũi dị ứng cho bé

Viêm mũi dị ứng ở trẻ em tưởng như là một bệnh nhẹ. Thế nhưng nếu để lâu không điều trị dứt điểm, bệnh có thể chuyển thành dạng bệnh mãn tính hoặc gây ra một số bệnh lý về đường hô hấp ở trẻ. Điều này sẽ gây ảnh hưởng tới sự phát triển lành mạnh của trẻ nhỏ. Do đó, trong quá trình điều trị bệnh viêm mũi dị ứng ở trẻ, bạn cũng cần quan tâm tới một số gợi ý sau đây để có kết quả điều trị tốt nhất! Có hai loại viêm mũi dị ứng là viêm mũi dị ứng theo mùa và viêm mũi dị ứng lâu năm (mạn tính). Nếu những triệu chứng diễn ra vào tháng nào đó trong năm, không kéo dài được gọi là viêm mũi dị ứng theo mùa. Đây là loại dị ứng hiếm gặp ở trẻ dưới 3 tuổi. Những trẻ có triệu chứng kéo dài, không phụ thuộc vào mùa, được gọi là viêm mũi dị ứng lâu năm. Trẻ em rất dễ mắc phải loại viêm mũi dị ứng này. Làm sao để biết trẻ bị viêm mũi dị ứng? Các triệu chứng có thể thay đổi theo mùa và loại chất gây dị ứng, bao gồm hắt hơi, chảy nước mũi, nghẹt mũi, và ngứa mắt và mũi. Nếu trẻ thường xuyên bị sổ mũi mà không được điều trị dứt điểm sẽ dễ dẫn tới nghẹt mũi mạn tính. Ở trẻ em, viêm mũi dị ứng sẽ dẫn tới ngạt mũi, khó thở. Do đó, trẻ sẽ phải thở bằng miệng gây ngáy và khó thở, thở khò khè khi ngủ. Trẻ có thể mất ngủ, đái dầm, và mộng du, hay thay đổi hành vi như khả năng tập trung kém, khó chịu, kết quả học tập giảm sút, hay buồn ngủ. Ở trẻ nhỏ, nhiễm trùng đường hô hấp trên như cảm lạnh và nhiễm trùng tai xảy ra thường xuyên và kéo dài hơn so với người lớn do khả năng miễn dịch chưa hoàn chỉnh. Triệu chứng của trẻ có khả năng nặng hơn nếu trẻ tiếp xúc với chất gây ô nhiễm như khói thuốc lá, bụi bẩn. Bạn có thể xem thêm bài viết Triệu chứng viêm mũi dị ứng ở trẻ em để có thêm thông tin hữu ích cho mình. Khi nào cần đưa con bạn đến bác sỹ? Nếu triệu chứng cảm lạnh của con bạn (hắt hơi và chảy nước mũi) kéo dài hơn hai tuần thì bạn nên đưa ngay bé đến gặp bác sỹ để được thăm khám và điều trị. Điều trị cấp cứu khi trẻ bị tắc nghẽn đường thở gây ngưng thở khi ngủ nghiêm trọng hoặc phản ứng dị ứng do tiếp xúc với một dị ứng thực phẩm. Điều trị sốc phản vệ cần tiến hành ngay lập tức và yêu cầu tiếp tục theo dõi và chăm sóc. Điều trị viêm mũi dị ứng ở trẻ em Nếu con bạn được chẩn đoán là bị viêm mũi dị ứng, bạn cần xác định những nguyên nhân gây ra các triệu chứng. Những đứa trẻ khác nhau sẽ bị dị ứng bởi các chất khác nhau và một số trẻ còn bị dị ứng bởi nhiều yếu tố. Một số tác nhân có thể xác định rõ ràng trong khi nhiều yếu tố khác rất khó phát hiện. Diễn biến của các triệu chứng có thể giúp phát hiện các tác nhân gây bệnh cho trẻ. Mục tiêu điều trị viêm mũi dị ứng là giảm các triệu chứng của trẻ và giúp trẻ cảm thấy dễ chịu hơn. Các triệu chứng nhẹ hoặc theo mùa có thể được xử lý khác với triệu chứng nặng hoặc quanh năm. Bé nhà bạn có thể cần một hoặc nhiều phương pháp sau đây: Sử dụng thuốc: Thuốc kháng histamine : Những loại thuốc này giúp giảm ngứa, hắt hơi, và chảy nước mũi. Một số thuốc có thể làm cho trẻ buồn ngủ. Bạn nên hỏi bác sĩ để lựa chọn loại thuốc phù hợp nhất cho bé. Thuốc thông mũi : Các loại thuốc giúp xóa nghẹt mũi của trẻ. Không sử dụng các loại thuốc này hơn 3 ngày liên tiếp vì có thể làm cho các triệu chứng tồi tệ hơn. Thuốc chứa Steroid dạng xịt : Đây là loại thuốc tạo phun sương trong hốc mũi của trẻ. Thuốc có tác dụng làm giảm sưng. Thuốc chứa chất ổn định tế bào : Đây cũng là những loại thuốc dạng xịt, giúp giảm sưng trong khoang mũi. Thuốc chứa chất chống leukotriene : Những loại thuốc này giúp giảm sưng và lượng chất nhầy trong mũi của trẻ. Thuốc này cần sử dụng theo đơn của bác sỹ. Liệu pháp miễn dịch : liệu pháp điều trị này có thể được khuyến nghị nếu các triệu chứng của trẻ rất xấu hoặc các loại thuốc khác không có tác dụng điều trị. Liệu pháp miễn dịch thường là các thuốc tiêm, thuốc uống dạng viên, hoặc thuốc đặt dưới lưỡi. Lúc đầu, việc điều trị là đưa một lượng nhỏ các chất gây dị ứng vào cơ thể. Sau đó, bác sỹ sẽ tăng dần số lượng chất gây dị ứng. Điều này có thể giúp cơ thể trẻ thích nghi với các chất gây dị ứng và ngừng phản ứng với các tác nhân này. Liệu pháp điều trị này có thể kéo dài vài tuần hoặc lâu hơn. Làm sao phòng ngừa bệnh cho trẻ? Để góp phần hạn chế bị viêm mũi dị ứng không nên nuôi chó, mèo trong nhà. Và nếu không thể không nuôi thì nên hạn chế đến mức tối đa tiếp xúc với chúng. Cần vệ sinh định kỳ chăn, ga, gối, đệm, vải bọc ghế, bọc đệm hạn chế sự tồn tại và sinh trưởng của một số ký sinh trùng (mò, mạt). Nhà ở cần thoáng, mát, sạch sẽ, tránh ẩm ướt để hạn chế nấm mốc phát triển. Cần vệ sinh khoang miệng cho trẻ hàng ngày nhất là lau miệng cho trẻ sau khi ăn, trước và sau khi ngủ dậy. Cần tránh cho trẻ ở nơi có khói thuốc lá, thuốc lào và không nên cho trẻ ăn các loại thực phẩm mà xác định hoặc nghi ngờ gây viêm mũi dị ứng (tôm, cua, ốc). Tránh hoặc hạn chế tiếp xúc với với bụi (bụi trong nhà và bụi ngoài đường). Vì vậy, cần đeo khẩu trang cho trẻ khi ra ngoài đường. Những lúc giao mùa, thời tiết thay đổi từ nóng sang lạnh nhất là ở những trẻ bị dị ứng nên cần giữ ấm cơ thể như: mặc đủ ấm, cổ nên được quàng khăn ấm, đi tất, găng tay. Khi nghi ngờ bị bệnh viêm mũi dị ứng nên đi khám bác sĩ chuyên khoa tai, mũi, họng để được điều trị sớm, tránh để bệnh thành mãn tính đưa đến viêm họng, phế quản dị ứng, hen suyễn. Không nên tự chẩn đoán bệnh cho trẻ và tự mua thuốc để điều trị. Giữ gìn, luyện tập sức khỏe tốt sẽ giúp bé nhà bạn phát triển toàn diện! Thu Cúc

Loading...