Nghẹt mũi là một dấu hiệu thường gặp của đường hô hấp, nhất là mỗi khi thời tiết thay đổi. Triệu chứng này có thể chỉ là biểu hiện của cảm lạnh thông thường, có thể tự hết. Tuy nhiên, khi nghẹt mũi kéo dài quá lâu, bạn cần chú ý, đó có khả năng là dấu hiệu của một vấn đề khác nghiêm trọng hơn. Ngạt mũi kéo dài gây ảnh hưởng sức khỏe Nhận biết nghẹt mũi kéo dài Khi bạn bị nghẹt mũi trong một thời gian dài, khoảng trên 3 tuần, được coi là nghẹt mũi mạn tính. Bên cạnh việc mũi bạn luôn có dịch gây tắc mũi, không thở được bằng mũi, nghẹt mũi mạn tính còn có các dấu hiệu khác như: Thay đổi giọng nói: giọng bạn trở nên khàn, nghe ngàn ngạt như không có không khí đi qua mũi. Khó thở khi ngủ: tình trạng nghẹt mũi thường tăng về ban đêm khiến bạn khó thở, làm cho giấc ngủ bị gián đoạn, ngủ không sâu giấc, hậu quả là bạn luôn mệt mỏi, buồn ngủ vào ban ngày, có xu hướng ngủ nhiều hơn, làm giảm hiệu quả lao động. Với trẻ nhỏ, ngáy nhiều trong khi ngủ cũng có thể là dấu hiệu của nghẹt mũi kéo dài. Nguyên nhân gây nghẹt mũi mạn tính Nghẹt mũi kéo dài ít khi là do nguyên nhân cấp tính như cảm lạnh, nhiễm virus thông thường, đó thường là biểu hiện của một nguyên nhân tồn tại lâu dài chưa được xử trí như: Viêm nhiễm mạn tính của đường hô hấp trên: viêm xoang mạn tính, viêm mũi dị ứng,... Viêm VA là một nguyên nhân hay gặp gây nghẹt mũi kéo dài ở trẻ em. Khối u, polyp nhỏ trong mũi, xoang làm cản trở đường lưu thông của dịch mũi. Dị ứng: Bao gồm bụi bẩn, lông thú cưng, nấm mốc, vi trùng, vi khuẩn, phấn hoa… trôi nổi trong không khí hoặc bám vào các vật dụng xung quanh bạn mà mắt thường khó nhìn thấy được. Khi bạn bị dị ứng, mũi sẽ sinh ra phản xạ tự nhiên là ngứa ngáy, hắt hơi và tiết dịch nhầy Polip mũi: Polyp mũi thực chất là hiện tượng trong khoang mũi mọc ra một hay nhiều cục thịt thừa. Sở dĩ chứng bệnh này gây ngạt mũi là vì các cục thịt mọc không đúng chỗ thường dẫn tới tình trạng máu lưu thông kém trong các mạch máu mũi, từ đó khiến các mao mạch máu bị sưng lên khiến việc thở bằng mũi trở nên khó khăn. Rối loạn cảm giác: khiến cho người bệnh luôn thấy nghẹt mũi dù thực tế không có sự tắc nghẽn đường thở. Rối loạn nội tiết: thường gặp ở phụ nữ mang thai Stress: Chứng stress là hệ quả của nghẹt mũi kéo dài, căng thẳng kéo dài có thể gây ra những thay đổi về nồng độ hormone trong cơ thể khiến các mạch máu phình to hơn, chèn ép và gây lên chứng khó thở. Tiếp xúc thường xuyên, liên tục với các tác nhân: khói bụi, hóa chất, khói thuốc lá,... cũng có thể khiến bạn nghẹt mũi, chảy nước mũi kéo dài. >>>Xem tham khảo: Ngạt mũi khó thở nguyên nhân do đâu Điều trị nghẹt mũi kéo dài Do có các nguyên nhân trên nên nghẹt mũi mạn tính thường cần phải điều trị nguyên nhân tận gốc mới có thể chấm dứt tình trạng này. Tùy từng nguyên nhân có các cách điều trị phù hợp: cắt bỏ khối u, polyp, chỉnh sửa vách ngăn, điều trị viêm xoang , nạo VA,... Dùng thuốc để điều trị Phối hợp với điều trị nguyên nhân, bác sỹ có thể kê cho bạn một số loại thuốc nhằm giảm tình trạng nghẹt mũi như: thuốc gây co mạch, corticoid,... Thuốc gây co mạch tại chỗ giúp giảm tiết dịch trong mũi, xoang nên góp phần làm giảm tắc mũi, giúp bạn dễ thở hơn. Tuy nhiên, không nên dùng thuốc quá 10 ngày sẽ dẫn tới tình trạng lệ thuộc thuốc, gây viêm mũi do thuốc, khó điều trị. Thuốc gây co mạch cũng không được dùng cho những người bị viêm mũi teo, có bệnh tim mạch hoặc trẻ em dưới 7 tuổi. Corticoid cũng không được sử dụng dài ngày do có thể gây ra nhiều tác dụng phụ như: đái tháo đường, phù, tăng huyết áp, rối loạn điện giải,... Corticoid dùng tại chỗ (dưới dạng thuốc xịt mũi, nhỏ mũi) giúp hạn chế những tác dụng phụ này, tuy nhiên vẫn không nên dùng kéo dài và cần có sự kiểm soát của bác sỹ. Để hỗ trợ điều trị cũng như giúp giảm bớt sự khó chịu do nghẹt mũi, bạn có thể áp dụng một số cách sau đây: Rửa mũi hàng ngày bằng nước muối: Cách xì mũi đúng: Trước tiên, bịt một bên mũi, xì mũi ra bên kia; sau đó đổi bên. Nếu dịch mũi đặc hoặc niêm mạc mũi sưng thì không nên xì mạnh. Có thể dùng nước muối sinh lý hoặc nước biển sâu xịt mũi để làm dịch mũi loãng ra và niêm mạc mũi co lại, sau đó mới xì mũi. Rửa mũi Bạn có thể dùng nước muối sinh lý, nước muối biển có bán tại các hiệu thuốc hoặc tự pha theo công thức: nửa thìa cà phê muối pha với ¼ lít nước. Có thể nhỏ trực tiếp nước muối vào từng bên mũi hoặc dùng để súc họng (bạn ngậm một ngụm nước muối, ngửa cổ lên cho nước trôi xuống họng nhưng bạn đừng nuốt mà hãy thổi hơi lên cho nước muối bị tống ngược trở lại gây ra tiếng động trong cổ họng). Với nước muối này, bạn sẽ không bị khó chịu như khi nước chảy vào mũi. Rửa mũi hàng ngày khoảng 2 – 3 lần đặc biệt sau khi ra đường về, trước khi đi ngủ và buổi sáng thức dậy, giúp bạn dễ chịu hơn. Đây là một phương pháp phòng ngừa bệnh viêm mũi xoang hết sức đơn giản, hiệu quả và tiết kiệm. Xịt mũi đúng cách trị ngạt mũi hiệu quả Bổ sung nhiều nước uống nước giúp cuốn bớt phần dịch mũi trôi xuống họng, làm giảm cảm giác ngứa, vướng tắc ở họng nên bạn đỡ phải tằng hắng hơn. Nước ấm có pha chút chanh là tốt nhất trong trường hợp này. Thể dục thể thao có thể bạn sẽ thấy không liên quan lắm, thậm chí thấy không hợp lý khi mà mũi bạn không thở được lại đi tập thể dục. Tuy nhiên, khi tập thể dục, động tác hít sâu, thở mạnh giúp cho luồng không khí ra vào mũi nhiều hơn, làm giảm sự bít tắc trong mũi. Tập thể dục cũng giúp bạn nâng cao sức đề kháng, tránh việc mắc thêm những loại vi khuẩn, virus khác vốn rất thích môi trường ẩm ướt ở khoang mũi bị nghẹt. Để có thể điều trị tận gốc nghẹt mũi kéo dài, bạn cần đến các cơ sở y tế để được chẩn đoán, tìm ra nguyên nhân gây bệnh, từ đó có các biện pháp điều trị phù hợp. Bạn tránh tự ý dùng thuốc tại nhà có thể làm cho bệnh nặng thêm, ảnh hưởng không tốt tới việc điều trị sau này. Xem thêm: Nghẹt mũi, nguyên nhân cách trị Tham khảo mẹo chữa không dùng thuốc tại nhà Bấm huyệt Dùng 2 ngón tay trỏ hướng vào hai bên lỗ mũi, ấn đẩy lên đẩy xuống 2 huyệt nghinh hương (sát cạnh cánh mũi), làm cho 2 lỗ mũi lúc thu hẹp lại, lúc phồng ra, đồng thời hít vào mạnh, tắc bên nào hít bên đó, thở ra đường miệng. Nếu 2 lỗ mũi vẫn tắc dùng ngón trỏ và ngón cái cùng bên cầm đầu chóp mũi lắc qua lắc lại, vừa lắc vừa hít mạnh đến khi thật thông thì thôi. Cuối cùng, dùng ngón tay cái để vào đầu mũi (tî chẩn) phía sát đường nhân trung môi trên bật ngược mũi lên 5-7 lần. Mỗi ngày làm từ 3-7 lần. Đắp tép tỏi Dùng 1 tép tỏi giã nát đắp vào huyệt dũng tuyền, mỗi tối 1 lần. Cách xác định huyệt: lấy ở điểm nối 2/5 trước và 3/5 sau của đoạn nối giữa gốc ngón chân 2 (kể từ ngón cái) và điểm giữa bờ sau gót chân, trong chỗ lõm ở gan bàn chân. Huyệt dũng tuyền Xông hơi Nếu nghẹt mũi kèm mệt mỏi, hãy pha nước ấm với tinh dầu bạc hà, hoặc gừng giã nhỏ sẽ để xông hơi (có bồn tắm ngâm mình càng tốt), giúp cơ thể tiết ra các chất bẩn, lưu thông mạch máu, tinh thần sảng khoái, đẩy lùi bệnh tật. Dùng trà nóng Sử dụng một tách trà nóng (trà bạc hà, trà xanh...), cũng có thể đẩy lùi cảm cúm – một trong những nguyên nhân gây ngạt mũi. Còn giúp tinh thần sảng khoái, ấm cơ thể, nâng cao sức khỏe và sức đề kháng, giảm viêm nhiễm. Hít hương dầu khuynh diệp Khi bị nghẹt mũi bạn có thể hít dầu khuynh diệp ngay lúc đó hoặc xông mũi bằng nước nóng hòa với muối để giúp giảm nhẹ triệu chứng. Sử dụng hành tây, hành tím, tỏi Bạn có thể xắt hành tây, hành tím hoặc tỏi miếng nhỏ, cho vào cốc, hoặc bát nhỏ rồi bắt đầu xông mũi. Nếu giã nhuyễn càng phát huy tác dụng. Theo các nhà khoa học, hành tây có thể đẩy lùi chứng ngạt mũi nhanh chóng mà không có tác dụng phụ. Cắt nhỏ hoặc giã nát hành tây ra sau đó lấy một cái khăn mỏng buộc kín lại rồi để gần mũi ngửi cho đến khi hết ngạt mũi. Nên xem: Mẹo chữa trị ngạt mũi Xử lý cơn nghẹt mũi ngay tức thì Với trẻ em: Trẻ em, có thể dùng nước muối sinh lý để chăm sóc mũi: Mỗi ngày nên nhỏ mũi 2 - 3 lần. Nước muối sinh lý giúp chống khuẩn rất tốt, nó làm loãng nước mũi đặc và thông mũi nhanh chóng. Còn nếu mũi đang khỏe mạnh, nhỏ một vài giọt nước muối sinh lý mỗi ngày cũng làm cho mũi được sạch và khiến “vi khuẩn không kịp sản sinh”. Với người lớn Xông mũi: Dùng bát nước nóng và bỏ thêm 2 thìa muối vào, kề mũi gần bát và hít hà hơi nước bốc lên, giúp thông mũi và đẩy sạch nước mũi nhầy ra ngoài. Mát-xa nhẹ nhàng cánh mũi: Lấy hai ngón tay thuận nhất vuốt dọc nhẹ nhàng từ từ lên xuống sống mũi. Làm 10 lần đờm trong mũi tan ra, hết cơn nghẹt mũi. Phòng ngừa và điều trị nghẹt mũi kéo dài Nên: Bổ sung nhiều nước vào cơ thể để làm giảm dịch nhầy ở mũi (8-10 ly/ngày), và dùng các thức uống lỏng (canh, nước rau luộc, nước ép trái cây, trà thảo dược) giúp trị chứng nghẹt mũi. Luôn ăn những thức ăn nóng và uống nước nóng giúp ngăn ngừa mất nước và giảm nghẹt mũi. Nên thường xuyên ăn nhiều rau, ngũ cốc nguyên chất và các loại cá. Thường xuyên vệ sinh phòng ốc sạch sẽ: Giặt rèm cửa, vệ sinh chăn màn để giảm bụi và các vi khuẩn- tác nhân gây ngạt mũi Tránh: Tránh xa những loại thực phẩm nhiều đường và cacbonhydrat vì nó sẽ làm chứng nghẹt mũi trầm trọng hơn Tránh những gấu bông, thú cưng... là những hung thủ tích bụi, vi khuẩn xung quanh lâu ngày gây ra những vấn đề về nghẹt mũi Hạn chế ăn thực phẩm có nhiều đường, bột vì chúng sẽ làm chứng nghẹt mũi thêm trầm trọng. Tránh những kích thích như khói thuốc, mùi son, mùi nước hoa, rượu vì chúng làm bạn khó chịu hơn. Tránh xa những loại thực phẩm nhiều đường và cacbonhydrat vì nó sẽ làm chứng nghẹt mũi trầm trọng hơn. Để nâng cao hiệu quả điều trị có thể kết hợp dùng các bài thuốc và các phương pháp với nhau. Thông thường, người ta hay dùng kết hợp một bài thuốc uống, một bài thuốc nhỏ, đắp tại chỗ với một phương pháp không dùng thuốc. Sử dụng Xoang Bách Phục cho bệnh viêm mũi, viêm xoang dị ứng XOANG BÁCH PHỤC với các thành phần thảo dược giúp tăng cường miễn dịch, giảm nguy cơ dị ứng, chống viêm, làm loãng và tăng bài xuất chất nhầy, giảm đau cho khu vực xoang, đầu và mặt. Giúp ngăn ngừa tái phát viêm mũi dị ứng, viêm xoang mãn tính trên cơ địa dị ứng Với những thành phần như: Kinh giới, Kim ngân, ImmuneGamma ...sẽ đánh bay: Nguy cơ dị ứng, chống viêm, giảm đau cho các khu vực xoang, đầu và mặt trong bệnh viêm xoang mạn tính. Hỗ trợ điều trị và ngăn ngừa tái phát viêm mũi dị ứng, viêm xoang mạn tính trên cơ địa dị ứng Giúp giảm các triệu chứng của bệnh: Tắc mũi, chảy nước mũi, nước mũi có màu xanh, vàng Để mua đúng Xoang Bách Phục tại nhà thuốc hãy xem TẠI ĐÂY Nếu bạn còn thắc mắc về bệnh viêm mũi, viêm xoang dị ứng – vui lòng gọi về tổng đài 18001014 (miễn phí cước gọi) để được giải đáp thắc mắc
Viêm mũi dị ứng
Sổ mũi ở trẻ em - Nguyên nhân, cách trị hiệu quả
Trẻ em là độ tuổi rất hay bị sổ mũi. Do đó, việc tìm hiểu về chứng sổ mũi - chảy nước mũi ở trẻ là rất cần thiết. Sổ mũi - chảy nước mũi là triệu chứng thường gặp ở trẻ nhỏ. Nguyên nhân trẻ hay bị sổ mũi, chảy nước mũi là do các tác nhân bên ngoài như bụi bẩn, vi khuẩn... xâm nhập làm cho trẻ bị chảy nước mũi. Sổ mũi không chỉ gây ảnh hưởng tới sinh hoạt của bé, mà còn có thể gây ra một số bệnh về đường hô hấp khác. >>> Có thể bạn quan tâm: Cách chữa chảy nước mũi hiệu quả Nguyên nhân chảy nước mũi ở trẻ em? Bình thường hốc mũi được lót bằng một lớp niêm mạc của đường hô hấp. Chúng có nhiệm vụ tiết ra chất nhầy làm ẩm không khí khi đi qua mũi, góp phần bảo vệ cơ thể bằng cách giữ lại bụi bẩn, vi khuẩn rồi tống xuống họng nhờ lớp thảm nhầy và hệ thống lông chuyển trên bề mặt tế bào. Khi lớp biểu mô này bị kích thích bởi thời tiết, hóa chất, tình trạng viêm, nhiễm trùng hay dị vật, các khối u,... chúng sẽ tăng cường tiết dịch nhiều hơn bình thường, gây nên sổ mũi. Ở trẻ em, virus là nguyên nhân chủ yếu dẫn tới tình trạng này. Chúng có thể là virus gây cúm, cảm lạnh thông thường hay các loại virus khác như sởi,... Virus cảm lạnh xâm nhập vào cơ thể qua mũi, dính vào các phân tử tế bào. Cơ thể sẽ giải phóng ra một chất hóa học gọi là cytokine gây viêm, chảy nước mũi. Khi bị cảm lạnh, chất nhầy thường rõ ràng và chảy nước. Các triệu chứng khác bao gồm hắt hơi, ho, đau họng, chảy nước mắt và đau nhức cơ thể. Thông thường, chất gây dị ứng sẽ làm mũi ngứa, sưng, khiến bạn hắt hơi và chảy nước mũi” Polyp mũi là một trong những bệnh tai mũi họng phổ biến. Polyp mũi gây ra các triệu chứng giống như viêm mũi xoang như nghẹt mũi, khó thở, chảy nước mũi liên tục, thay đổi về khứu giác,... Ngoài ra, sổ mũi cũng có thể do vi khuẩn như phế cầu,... tình trạng dị ứng với thức ăn hay tiếp xúc với hóa chất,... Sổ mũi thông thường là một triệu chứng nhẹ, nhưng nếu bé có thêm các dấu hiệu khác như ho kéo dài, khó thở, mệt mỏi, thở khò khè,... thì mẹ cần lưu ý đưa bé tới cơ sở y tế vì đó có thể là biểu hiện của các bệnh lý đường hô hấp dưới nặng hơn cần điều trị. >>> Mời bạn xem thêm: Điều trị chứng nghẹt mũi cho trẻ Cách xử trí khi trẻ bị sổ mũi 1.Sử dụng nước muối sinh lý và dụng cụ hút mũi Dụng cụ hút mũi đặc biệt hiệu quả đối với trẻ nhỏ chưa biết xì mũi. Nước muối sinh lý rất an toàn, mẹ nên làm ấm nước muối, xịt vào mũi trẻ giúp giảm dịch nhầy. Sau đó, mẹ tiếp tục dùng dụng cụ để hút sạch nước mũi. Cách làm: Để bé nằm ngửa, đầu hơi ngửa ra sau. Nhỏ nước muối sinh lý ấm (có thể sử dụng nước muối biển) vào từng bên mũi. Với trẻ dưới 1 tuổi nhỏ 1 đến 2 giọt, trẻ lớn hơn có thể nhỏ 4 đến 5 giọt. Nếu trẻ lớn, mẹ có thể bảo bé hít nhẹ sau khi nhỏ mũi. Để khoảng 30 giây cho nước thấm vào làm loãng đờm trong hốc mũi. Lưu ý: Nếu dịch mũi bé chảy ra chỉ có màu trắng trong, mẹ chỉ cần vệ sinh mũi cho bé đúng cách tại nhà. Trường hợp dịch mũi nhầy, đục hay chuyển sang màu xanh vàng thì mẹ cần cho bé đi khám để bác sỹ có thể xác định nguyên nhân, mức độ cũng như cách điều trị phù hợp. 2.Làm sạch hốc mũi bằng cách xì Nếu trẻ đã lớn có thể tự xì ra được, mẹ hướng dẫn bé xì từng bên mũi một bằng cách bịt mũi bên kia lại, tránh làm hai bên một lúc có thể khiến đờm quay ngược trở lại khiến bé khó chịu hơn. Với bé nhỏ chưa biết xì mũi, mẹ dùng bóng hút để hút mũi ra. Bóp xẹp bóng hút, đưa đầu hút vào trong cửa mũi, lấy tay bịt mũi bên kia rồi đột ngột thả bóng phình ra, đờm sẽ được hút vào bóng hút. Mẹ lưu ý không hút mũi bé trực tiếp bằng miệng mẹ vì có thể làm lây lan vi khuẩn từ mẹ sang. Sau khi hút mũi, mẹ nhớ vệ sinh bóng hút sạch sẽ, cất vào nơi sạch sẽ, thoáng mát, tránh để bụi bẩn, vi khuẩn bám vào. Mỗi ngày mẹ có thể rửa và hút mũi cho bé 4 lần hoặc nhiều hơn nếu bé có dấu hiệu nghẹt mũi và tiết dịch mũi nhiều. 3.Cho bé uống nhiều nước Nên cho trẻ uống nhiều nước, sữa, nước trái cây, soup hoặc thức ăn dạng lỏng để dịch mũi lỏng hơn và dễ làm sạch. Mẹ cần tránh ăn đồ ăn có nhiều dầu mỡ và chất béo. 4.Tắm nước gừng ấm Hơi nước gừng ấm giúp làm lỏng dịch mũi, bé sẽ dễ xì ra hoặc mẹ cũng dễ làm sạch bằng dụng cụ hút mũi hơn. Mẹ cũng nên xoa chút dầu tràm hoặc dầu khuynh diệp vào lòng bàn chân bé, massage vài phút, xoa dầu vào lưng và ngực. Ngoài ra, trước khi đi ngủ bé cũng cần được mang tất. 5.Nằm cao đầu khi ngủ Tư thế ngủ cao đầu giúp ngăn nước mũi chảy ngược vào trong gây ngạt mũi, thay vào đó nước mũi sẽ chảy ra ngoài giúp bé dễ chịu hơn. Khi nào nên gặp bác sĩ Thông thường, trẻ không cần gặp bác sĩ khi bị sổ mũi. Tuy nhiên, một số trường hợp mẹ nên hỏi ý kiến bác sĩ như: Trẻ sổ mũi kèm sốt cao trên 2 ngày Có những triệu chứng cúm kèm theo đau ê ẩm người, nôn ói,... Nghi ngờ dị vật lọt vào mũi Có triệu chứng sổ mũi do dị ứng Phương pháp phòng ngừa bệnh sổ mũi ở trẻ Để bé không bị làm phiền bởi sổ mũi thì cách hay nhất đó là để phòng sổ mũi cho người bạn nhỏ. Mẹ có thể áp dụng những biện pháp sau: Vệ sinh mũi thường xuyên cho bé. Mẹ cũng làm tương tự như trên nhưng ít hơn, khoảng 2 lần mỗi ngày. Hạn chế để bé tiếp xúc với khói bụi, hóa chất (như nước tẩy rửa,...), đeo khẩu trang cho bé khi đi đường, trời lạnh,... Luôn mặc đủ ấm cho trẻ, chú ý vùng cổ, ngực, nhất là khi trời lạnh, thay đổi thời tiết. Hạn chế để trẻ tiếp xúc với phấn hoa, khói thuốc là hay các tác nhân dị ứng khác: bụi nhà, lông súc vật, thức ăn dễ dị ứng,... bởi chúng có thể kích thích niêm mạc mũi tăng xuất tiết, gây sổ mũi. Bổ sung thêm sắt, vitamin vào bữa ăn hàng ngày của trẻ. Mẹ nên cho bé ăn đủ chất dinh dưỡng với các loại thực phẩm phong phú, đa dạng để bé ăn ngon miệng, giúp nâng cao sức đề kháng. Khuyến khích trẻ tập thể dục thể thao hàng ngày giúp tăng cường sức khỏe, nhất là việc hít thở sâu, mạnh khi tập thể dục góp phần làm cho đường hô hấp khỏe mạnh hơn. Sổ mũi là một bệnh thông thường không gây nguy hiểm. Tuy nhiên nếu chăm sóc trẻ không đúng cách, để bệnh kéo dài có thể gây nên những biến chứng nặng hơn như viêm mũi dị ứng, viêm xoang mạn tính, viêm phế quản, viêm phổi,... Do vậy, khi bé có các biểu hiện khác nặng hơn đi kèm, mẹ nên đưa bé đi khám để được tư vấn.
Chảy nước mũi - Nguyên nhân và mẹo chữa hiệu quả
Chảy nước mũi là một hiện tượng thường gặp và phổ biến ở mọi độ tuổi, mọi giới tính. Tuy không có mấy ảnh hưởng nghiêm trọng về mặt sức khỏe, tuy nhiên, tình trạng chảy nước mũi hoặc chảy nước mũi kéo dài có thể gây khó chịu cho mọi người. Chưa kể đến việc, nếu để lâu không điều trị dứt điểm, rất có thể dẫn đến các bệnh liên quan đến đường hô hấp như xoang, viêm họng, viêm phế quản... Do đó, việc tìm hiểu những thông tin cần thiết để điều trị dứt điểm trạng thái chảy nước mũi là điều cần thiết. Chảy nước mũi là gì Nước mũi (dịch mũi) là một loại dịch nhầy có màu trong suốt, có tác dụng như một tấm lọc, giúp ngăn cản các loại hạt không mong muốn trong không khí đi vào cơ thể qua đường mũi. Nước mũi là cơ chế tự vệ tự nhiên của cơ thể, tuy nhiên, đôi khi cơ thể lại tiết ra quá nhiều dịch mũi khiến cho việc đối phó với chảy nước mũi trở nên phiền phức và dường như không có hồi kết. Nước mũi nếu không được điều trị kịp thời và nhanh chóng, tình trạng chyar nước mũi kéo dài có thể dẫn đến các bệnh liên quan đến đường hô hấp như xoang, viêm họng và viêm phế quản..... Nguyên nhân gây chảy nước mũi Cấu tạo hốc mũi: Được lót một lớp niêm mạc, trên bề mặt được bao phủ thảm nhầy chức năng bảo vệ nhờ có tác dụng giữ bụi bẩn và các loại vi khuẩn sau đó vận chuyển ra phía sau và xuống họng. Cảm cúm: Virus cảm lạnh xâm nhập vào cơ thể qua mũi, dính vào các phân tử tế bào. Cơ thể sẽ giải phóng ra một chất hóa học gọi là cytokine gây viêm, chảy nước mũi. Khi bị cảm lạnh, chất nhầy thường rõ ràng và chảy nước Viêm xoang: Dấu hiệu của viêm xoang thường là sốt, mệt mỏi, ho, nghẹt mũi, nước mũi màu vàng hoặc xanh . Ngoài ra, dịch nhầy có thể chảy xuống họng hoặc chảy ra ngoài. Dị ứng: Bạn cũng có thể bị chảy nước mũi nếu như tiếp xúc với chất kích thích. Thông thường, chất gây dị ứng sẽ làm mũi ngứa, sưng, khiến bạn hắt hơi và chảy nước mũi. Thức ăn cay: Đôi khi, chảy nước mũi là do kích thích thần kinh. Một số loại dây thần kinh trong khoang mũi có thể tăng sản xuất nhiều chất nhầy hơn. Và một số dây thần kinh có thể được kích hoạt là do các loại thức ăn cay. Capsaicin – chất cay trong quả ớt gây chảy nước mũi và đổ mồ hôi. Đây có thể là một phản ứng đẩy chất kích thích ra khỏi cơ thể. Polyp mũi: Polyp mũi là một trong những bệnh tai mũi họng phổ biến. Polyp mũi gây ra các triệu chứng giống như viêm mũi xoang như nghẹt mũi, khó thở, chảy nước mũi liên tục, thay đổi về khứu giác,... Xử trí như thế nào khi chảy nước mũi? 1.Xử lý tại nhà: Nếu nước mũi màu trắng trong thì bạn chỉ cần nhỏ nước muối 0,9% ngày 4-5 lần, mỗi bên mũi 3-4 giọt. Khi nước mũi chuyển sang màu xanh thì người bệnh nên đến bác sĩ tai mũi họng để xác định chính xác mức độ, nguyên nhân gây bệnh và giúp cho người bệnh dùng thuốc an toàn. 2.Tìm đến bác sĩ Khi bạn có dấu hiệu bị viêm nhiễm: Nếu bạn đang gặp rắc rối với nước mũi và nghẹt mũi, rất có thể là do các vi khuẩn đã phát triển và làm tắc xoang mũi, dẫn đến viêm xoang. Xoang áp, nghẹt mũi, đau hoặc đau đầu kéo dài quá 7 ngày. Nếu bị sốt, bạn có thể đã bị viêm xoang. Uống kháng sinh theo chỉ định của bác sĩ. Nếu bác sĩ khám và rút ra kết luận bạn bị viêm xoang do vi khuẩn, bác sĩ có thể sẽ kê thuốc kháng sinh cho bạn. Hãy nhớ uống thuốc theo đúng liều lượng và thời gian được kê. Thậm chí nếu bạn cảm thấy khá hơn rất nhanh chỉ sau 1-2 lần uống thuốc, hãy uống đủ liều như chỉ định của bác sĩ. Việc không uống kháng sinh đủ liều có thể dẫn đến tình trạng kháng thuốc. Ngoài ra, uống thuốc đủ liều cũng có lợi cho bạn vì rất có thể vi khuẩn vẫn còn trong xoang mũi. Hãy cẩn thận vì có một số bác sĩ sẵn sàng kê thuốc kháng sinh cho bạn trước khi có kết quả xét nghiệm chính xác về nguyên nhân của tình trạng viêm nhiễm. Bạn nên hỏi bác sĩ về quy trình cần thực hiện để đảm bảo việc kê kháng sinh là phù hợp. Nếu các dấu hiệu bệnh không giảm ngay cả sau khi bạn đã uống đủ liều thuốc được kê, hãy thông báo cho bác sĩ. Bạn có thể sẽ phải dùng một liều kháng sinh khác. Thảo luận với bác sĩ về các xét nghiệm dị ứng hoặc các biện pháp phòng ngừa khác nếu bạn thường xuyên bị chảy nước mũi. Khám và xét nghiệm nếu cần Nếu bạn tiếp tục bị viêm mũi hoặc chảy nước mũi kéo dài, hãy trao đổi với bác sĩ. Bạn có thể sẽ cần thực hiện một loạt các xét nghiệm để xác định liệu bạn có bị dị ứng với thứ gì đó tại nhà hoặc nơi làm việc hay không. Hơn nữa, bạn có thể bị polyp mũi (khối u) hoặc các thay đổi khác về mặt cấu trúc ở khoang mũi, khiến tình trạng càng tồi tệ hơn. Xin tư vấn từ bác sĩ Các bất thường khác có thể là biến dạng vách ngăn hoặc sùi vòm họng, tuy nhiên, những bất thường này thường không gây tiết nhiều nước mũi. Tổn thương ở mũi hoặc khu vực xung quanh cũng có thể gây ra bất thường về cấu trúc, và đôi khi có triệu chứng liên quan như tiết nhiều nước mũi. Polyp lớn hơn có thể làm tắc nghẽn đường đi của không khí qua xoang mũi, gây kích ứng, khiến nước mũi tiết ra nhiều hơn. Xem chi tiết: Chảy nước mũi và cách điều trị hiệu quả Cách giúp trẻ chống chảy nước mũi Trẻ nhỏ là độ tuổi rất dễ gặp phải hiện tượng chảy nước mũi. Nếu không điều trị dứt điểm, có thể để lại những chứng bệnh mãn tính về sau cho trẻ. Các bạn có thể tham khảo cách nhỏ mũi cho bé như sau để hạn chế tối đa việc trẻ bị chảy nước mũi. Để bé nằm ngữa, đầu ngữa nhẹ ra sau. Nhỏ nước muối sinh lý ấm vào mỗi mũi. Trẻ dưới 1 tuổi nhỏ 2 đến 3 giọt, trẻ lớn hơn nhỏ 4 đến 5 giọt. Để khoảng 30 giây đề nước thấm vào làm loãng đàm nhớt trong hốc mũi. Làm sạch hốc mũi: Trẻ lớn xì mũi vào khăn sạch, trẻ nhỏ không xì mũi được dùng bóng hút đàm nhớt trong mũi Rửa bóng hút mũi: bóp mạnh bóng hút mũi để đàm nhớt trong bóng xì vào cái khăn hoặc miếng giấy. Sau khi hút hết cả hai hốc mũi bóng hút được làm sạch bằng cách hút xả nhiều lần dưới vòi nước. Có thể thực hiện việc nhỏ mũi và hút mũi ngày 4 lần cho đến khi các bé không còn dấu hiệu nghẹt mũi. Nếu tình trạng tiết nước mũi nhiều bạn cũng có thể thực hiện cho bé nhiều lần trong ngày. Bên cạnh đó, bạn có thê tham khảo thêm nội dung về cách chữa chảy nước mũi của Xoang Bách Phục để có thêm cho mình những thông tin bổ ích khác. Mẹo chữa chảy nước mũi Dưới đây là một số biện pháp hữu hiệu giúp chúng ta ngăn chặn tình trạng chảy nước mũi: 1. Rửa mũi bằng nước muối Nước mũi đọng lại thành chất keo gây nên chứng sổ mũi. Do đó, nếu bạn rửa bằng nước muối thì có thể giúp cải thiện tình trạng này. Cách pha như sau: Hãy pha nửa thìa cà phê muối vào 1/4 lít nước (tương đương với khoảng 2/3 lon bia). Có thể dùng dụng cụ nhỏ giọt hoặc một chai thuốc nhỏ mũi đã hết, sau đó cho nước muối vào đổ, ngửa mặt lên cho nước muối có thể chảy vào mũi. Tiếp đó xịt nước muối vào mũi; trong lúc xịt, nhớ hít nhẹ để giúp nước muối vào mũi sâu hơn. Bạn hoàn toàn yên tâm vì khi pha nước muối ở nồng độ trên gần bằng nồng độ muối trong cơ thể nên sẽ không tạo cảm giác khó chịu. Mỗi lần rửa mũi, nên xịt chừng vài ba lần, sẽ thấy có hiệu quả. Xem thêm: Clip hướng dẫn rửa mũi cho bé 2. Súc miệng nước muối Với nồng độ như trên, ngậm một ngụm vào miệng, ngửa cổ lên cho nước muối chảy vào cổ họng. Đừng nuốt, hãy tống hơi lên cho nước muối bị đẩy ngược trở lại, tạo nên tiếng động trong cổ họng. Nước muối vào cổ họng có công dụng rửa bộ phận phát âm trong đó. Khi bạn thổi hơi lên nhiều, một phần nước muối bị tống ngược lên mũi và rửa cho mũi sạch hơn. 3. Uống nhiều nước Uống nước có thể giúp trôi đi một số đờm còn đọng lại trong cổ họng giúp bạn cảm thấy đỡ khó chịu hơn. Nếu uống nước ấm có pha chút chanh là tốt nhất. Cũng có thể pha them đường hoặc mật nếu không thích vị chua của chanh. 4. Kiêng ăn cay Các chất cay như tiêu, ớt, mù tat... kích thích chảy nước mũi nhiều hơn. Do đó bạn nên hạn chế ăn cay để giảm bớt tình trạng trên. 5. Đừng uống sữa Khi bị sổ mũi vì vi khuẩn xâm nhập đường hô hấp, không nên uống sữa bò vì nó sẽ cung cấp chất dinh dưỡng, giúp cho các vi khuẩn này sống mạnh, sống lâu và sinh sản mau lẹ hơn. Trong sữa bò có rất nhiều chất lactose, một loại đường được các vi khuẩn rất ưa thích. Vì vậy, bạn nên hạn chế hấp thụ các sản phẩm từ sữa. 6. Máy phun hơi ẩm Khi trời khô, chúng ta phải hít vào không khí quá khô ráo và việc này thường dẫn đến chứng sổ mũi hay nghẹt mũi. Tốt nhất là trong phòng ngủ nên có một máy phun hơi ẩm sẽ giúp không khí đủ độ ẩm và cảm thấy dễ chịu hơn. 7. Bài thuốc dân gian chữa chảy nước mũi kéo dài Nếu nước mũi chảy nhiều, kéo dài không dứt thì có thể là dấu hiệu bạn bị viêm mũi dị ứng hoặc viêm xoang, bệnh do cơ địa dễ mẫn cảm với các yếu tố như: thay đổi thời tiết đột ngột, mùi lạ, phấn hoa, khói bụi…Nên bệnh thường lai dai, khó chữa dứt điểm và dễ tái phát. Để có thể ổn định bệnh một cách lâu dài, người bệnh nên tìm đến các phương pháp dân giản giúp giải mẫn cảm bằng thảo dược. Nụ hoa kinh giới - giúp giảm mẫn cảm cho người viêm mũi dị ứng Xoang Bách Phục – Lối thoát diệu kỳ cho bệnh viêm mũi xoang dị ứng Xoang Bách Phục – đứng đầu về tác dụng với bệnh viêm mũi xoang dị ứng Bệnh viêm mũi, viêm xoang dị ứng vốn khởi phát bệnh là do yếu tố cơ địa của người bệnh quá mẩn cảm với các yếu tố dị nguyên như: khói bụi, phấn hoa, lông chó mèo, thời tiết lạnh,…..Nắm được điểm này, các chuyên gia của Xoang Bách Phục đã linh hoạt trong việc sử dụng thành phần chính là NỤ HOA KINH GIỚI (có tác dụng chống nguy cơ dị ứng mạnh hơn cả cây kinh giới) giúp làm giảm mẫn cảm nhanh chóng và bền vững, không tác dụng phụ Muốn bệnh ổn định, không tái phát thì người bệnh cần phải đảm bảo: Làm GIẢM MẪN CẢM cho cơ địa + TĂNG CƯỜNG MIỄN DỊCH của cơ thể để hạn chế sự ảnh hưởng của dị nguyên đối với người bệnh. Điều mà Xoang Bách Phục luôn khác biệt so với sản phẩm khác về xoang mũi, đó là hết hợp hoạt chất ImmuneGamma (được sản xuất độc quyền theo công nghệ Mỹ) giúp tăng cường miễn dịch mạnh mẽ, nên sẽ cải thiện rõ rệt sức đề kháng cho người bệnh Ngoài các tác dụng lâu dài, các thảo dược khác như Gai bồ kết, hoắc hương, kim ngân hoa sẽ giúp tăng cường đào thải các dịch mũi ứ đọng ở tận cùng bên trong các hốc mũi xoang, mang lại cảm giác nhẹ nhàng cho người bệnh chỉ sau ít ngày sử dụng. Có thể nói, với ba tác động: GIẢM MẪN CẢM – TĂNG CƯỜNG MIỄN DỊCH – TĂNG ĐÀO THẢI DỊCH NHẦY, Xoang Bách Phục tự hào mang đến lối thoát diệu kì cho người bệnh viêm mũi, viêm xoang dị ứng Để mua đúng Xoang Bách Phục tại nhà thuốc hãy xem TẠI ĐÂY Nếu bạn còn thắc mắc về bệnh viêm mũi, viêm xoang dị ứng – vui lòng gọi về tổng đài 18001014 (miễn phí cước gọi) để được giải đáp thắc mắc
Viêm xoang, viêm mũi - Sơ sểnh là bệnh
Nhiều người vẫn lầm tưởng Viêm xoang, viêm mũi chỉ xảy khi trời lạnh. Thực tế những bệnh này tái phát mạnh mỗi khi thời tiết thay đổi bất kể mưa hay nắng, nóng hay lạnh. Và đặc biệt bệnh phát sinh phần lớn do thói quen sinh hoạt và điều kiện môi trường sống. Tỷ lệ người mắc viêm xoang, viêm mũi ngày càng tăng (chiếm khoảng 5% dân số). Trong đó người lớn dễ mắc hơn trẻ em và tỉ lệ nam nữ mắc nhiều như nhau. Với điều kiện thời tiết thay đổi thất thường như hiện nay, cộng thêm ô nhiễm môi trường, khí hậu đã tạo điều kiện cho bệnh phát triển hơn. Có thể bạn quan tâm: Bài thuốc chữa viêm xoang Ai cũng có thể mắc viêm xoang, viêm mũi dị ứng Những người dễ bị mắc viêm xoang, viêm mũi nhất là những người có cơ địa dị ứng. Họ là những người mẫn cảm với một chất nào đó, thường là hóa chất, thức ăn biển, phấn hoa, động vật, nấm mốc, bụi phòng… Các chất này sẽ làm cơ thể xảy ra phản ứng dị ứng, gây ra niêm mạc mũi phù nề, bít tắc lỗ thông xoang, dẫn đến viêm xoang. Bệnh tái phát mỗi lần người bệnh tiếp xúc với các yếu tố gây mẫn cảm. Viêm xoang, viêm mũi còn rất dễ xảy ra ở một số đối tượng thường xuyên làm việc ở trong môi trường khói bụi: mỏ than, nhà máy dệt, công trường xây dựng…hoặc hay phải tiếp xúc với không khí ô nhiễm, bụi, khói bếp, thuốc lá, ao hồ dơ bẩn, hồ tắm không vệ sinh...Môi trường này chứa nhiều vi khuẩn, vi khuẩn vào mũi gây viêm mũi, và sau đó chuyển thành viêm xoang. Môi trường khói bụi làm tăng nguy cơ mắc bệnh Đối tượng là nhân viên văn phòng mắc bệnh xoang cũng đang có xu hướng tăng nhanh. Nguyên nhân là khi ngồi trong phòng thường bật điều hòa liên tục,người thích nóng, người thích lạnh. Chưa kể nhiệt độ trong phòng cũng chênh lệch nhiều với nhiệt độ ngoài trời. Vì vậy dễ dẫn đến cảm cúm, hắt hơi, sổ mũi. Lâu dần có thể chuyển thành viêm xoang. Ngày càng có nhiều nhân viên văn phòng mắc bệnh Người cao tuổi, trẻ em, người ốm…là những người có sức đề kháng kém, cơ thể không đủ sức đề kháng chống lại vi khuẩn, do đó rất dễ bị viêm xoang. Bệnh nhân thường bị viêm xoang kèm theo viêm các bộ phận khác. Trước những biến đổi môi trường, khí hậu không tốt như hiện nay, bạn cần chú ý giữ gìn vệ sinh đường hô hấp và bảo vệ cơ thể tránh khỏi các tác nhân có thể gây bệnh xoang. Nên nhớ rằng bất kể ai cũng có thể trở thành nạn nhân của viêm xoang, viêm mũi dị ứng.
Cẩn trọng với viêm mũi xoang lúc giao mùa
Giao mùa là thời điểm rất nhiều bệnh nhân phải khổ sở vì chứng viêm mũi dị ứng. Đây là một chứng bệnh hết sức phổ biến, chiếm tỷ lệ đến 20-25% dân số và gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như áp xe não, viêm phế quản… Triệu chứng của viêm mũi xoang Khi mới chớm bị viêm mũi xoang, bạn sẽ cảm thấy những cơn đau lan tỏa quanh vùng mặt, đặc biệt là đau phía dưới ổ mắt, gây nhức đầu và sốt nhẹ, tuy nhiên cũng có những trường hợp sốt cao, nhất là ở trẻ em. Những cơn đau có tính chu kỳ, thường đau nhiều về sáng do chất dịch nhày ở xoang mũi bị ứ đọng xuất tiết, dẫn đến tình trạng ngạt mũi, tắc mũi. Tùy theo tình hình của bệnh nặng hay nhẹ mà bệnh nhân sẽ tắc một hoặc cả hai bên mũi, càng về đêm càng ngạt nhiều. Nước mũi chảy ra thường đặc, vàng xanh, có thể có lẫn máu. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng viêm mũi xoang rất đa dạng, nhưng hay gặp nhất là khi thời tiết chuyển mùa, mưa nắng thất thường. Nhiệt độ không khí chênh lệch giữa đêm và ngày quá cao hoặc thay đổi đột ngột, môi trường ô nhiễm nhiều khói bụi, vi khuẩn và nấm mốc… chính là tác nhân dẫn đến các bệnh viêm mũi dị ứng, viêm xoang. Những người do yếu tố nghề nghiệp, thường hay phải tiếp xúc với những môi trường độc hại, nhiều hóa chất như vậy thường có nguy cơ cao bị viêm xoang mũi. Phòng ngừa bệnh viêm mũi, viêm xoang lúc giao mùa Viêm xoang, viêm mũi cấp tính tuy không gây nguy hiểm đến tính mạng người bệnh và có thể tự khỏi, tuy nhiên nếu được không được phát hiện và chữa trị kịp thời thì có thể chuyển sang viêm xoang mãn tính, dẫn đến nhiều biến chứng khó lường. Chính vì vậy, vào thời điểm thời tiết giao mùa, đặc biệt là trong mùa mưa bão, chúng ta cần chủ động phòng tránh bệnh viêm mũi xoang bằng các biện pháp sau: Luôn luôn giữ ấm là điều rất quan trọng trong mùa lạnh, đặc biệt là vùng cổ, ngực và mũi khi trời lạnh. Khi đi ra ngoài đường cần sử dụng khẩu trang không những giữ ấm được mũi mà còn hạn chế sự xâm nhập của bụi, vi khuẩn. Xông mũi bằng thảo dược giúp phòng bệnh viêm mũi, xoang. Không tắm nước lạnh mà cần tắm nước nóng, tắm nhanh trong buồng kín gió, lau thân mình và đầu, mặt, cổ thật khô và mặc quần áo ngay. Thường xuyên vệ sinh họng, miệng hàng ngày như đánh răng trước và sau khi ngủ dậy, sau mỗi bữa ăn và súc họng nước muối sinh lý. Giữ họng và miệng không bị viêm sẽ hạn chế việc bị viêm xoang cũng như bệnh viêm xoang tái phát, bởi hệ thống xoang và các bộ phận đường hô hấp trên liên thông với nhau. Trường hợp bị viêm mũi dị ứng, tái đi tái lại nhiều lần, có các biểu hiện như chảy nước mũi, ngạt mũi, điếc mũi do thay đổi thời tiết có thể điều trị và dự phòng bằng cách sử dụng các vị thuốc thảo dược có tính ấm, tính kháng sinh tự nhiên như kim ngân hoa, phòng phong, bạc hà... để làm ấm cơ thể, tăng sức đề kháng, phòng bệnh viêm mũi viêm xoang khi mùa đông tới. Nếu có thể bạn nên sử dụng Kinh giới tuệ hoặc những chế phẩm chữa viêm xoang mũi có thành phần kinh giới tuệ sẽ giúp hạn chế bệnh tái phát khi giao mùa. Bên cạnh đó, bạn nên uống nhiều nước, ăn nhiều trái cây và rau xanh. Nước giúp làm loãng niêm dịch nên sự dẫn lưu của mũi xoang tốt hơn, tránh sự ứ đọng bụi bẩn và vi khuẩn. Trái cây và rau xanh cung cấp cho cơ thể nhiều chất chống ôxy hóa và vitamin, giúp hệ miễn dịch của cơ thể mạnh hơn trong phòng chống nhiễm trùng. Nên đi khám khi có những nghi ngờ biểu hiện của viêm mũi, viêm xoang, viêm đường hô hấp. Người bị viêm xoang và viêm xoang tái phát cần thiết điều trị theo đơn của bác sĩ, không nên tự mua thuốc kháng sinh để điều trị bệnh. Vì nếu làm như vậy sẽ lợi bất cập hại, nghĩa là bệnh không khỏi mà có khi còn tăng lên hoặc gây tai biến rất nguy hiểm. Xem thêm: Bị viêm mũi dị ứng nên uống thuốc gì? Theo SKDS Có thể bạn quan tâm: Kinh giới tuệ- Thảo dược ngăn ngừa Viêm xoang, viêm mũi tái phát Làm sao giải quyết triệt để Viêm xoang dị ứng?
Tìm hiểu viêm mũi dị ứng cấp
Viêm mũi cấp tính là một trong những bệnh thường gặp của đường hô hấp trên. Mọi lứa tuổi đều có thể mắc bệnh này, bệnh thường xuất hiện khi thời tiết thay đổi hay mùa lạnh. Bệnh có thể xảy ra độc lập hoặc kết hợp với một số bệnh nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính khác. Dưới dây là những thông tin hữu ích cho bạn về căn bệnh này để chủ động phòng chống bạn nhé! Có thể bạn quan tâm: Bệnh viêm mũi dị ứng mãn tính 1. Nguyên nhân gây bệnh Các yếu tố gây nhiễm trùng có thể từ ngoài vào hốc mũi hoặc bằng đường máu nhất là viêm mũi trong các bệnh nhiễm trùng cấp tính thường gặp là Adenovirus, cúm, sởi, bạch hầu... Cơ chế thần kinh, phản xạ là cơ sở của viêm nhiễm cấp tính ở niêm mạc mũi. Viêm mũi cấp tính thường là biểu hiện phản ứng của cơ thể khi gặp lạnh nói chung hoặc lạnh tại chỗ ở mũi. iêm mũi cấp tính còn gặp sau tổn thương niêm mạc mũi như: dị vật, đốt cuốn mũi nhất là đốt bằng côte điện. Nguyên nhân viêm mũi cấp tính còn có thể là yếu tố trong sản xuất, tác động của bụi, khói, than bụi kim loại trong không khí, các loại hơi axit và một số hoá chất khác. 2. Triệu chứng viêm mũi dị ứng cấp Viêm mũi dị ứng dạng cấp tính thường gây thương tổn đồng thời cả 2 bên mũi. Các triệu chứng cơ bản là: chảy mũi nhiều và ngạt mũi, những triệu chứng này có thể biểu hiện ở các mức độ khác nhau tuỳ thuộc giai đoạn của bệnh cũng như tình trạng niêm mạc mũi trước đó. Người ta chia tiến triển của viêm mũi cấp tính thành 3 giai đoạn: Giai đoạn 1: Bệnh khởi đầu không có rối loạn gì đáng kể về tình trạng toàn thân. Hắt hơi, cảm giác nóng rát và nhức trong họng nhất là ở họng mũi, đôi khi khàn tiếng, thường sốt nhẹ. Trong giai đoạn đầu này, cảm giác chủ yếu là khô họng và họng mũi, niêm mạc nề đỏ và khô. Giai đoạn 2: Sau một vài giờ thậm chí một vài ngày hình ảnh lâm sàng sẽ thay đổi, giảm phù nề niêm mạc, niêm mạc trở nên ẩm và bắt đầu xuất tiết nhiều niêm dịch, bệnh nhân thấy dễ chịu hơn. Giai đoạn 3 (giai đoạn làm mủ): Dịch xuất tiết trở thành niêm dịch mủ do pha trộn với các thành phần biểu mô và bạch cầu thoái hoá. Sau đó số lượng dich tiết giảm dần, viêm niêm mạc nhanh chóng biến mất và qua 7 - 10 ngày thì hoàn toàn hồi phục. Đối với những người có tình trạng teo niêm mạc mũi, có thể không ngạt mũi hoàn toàn, thời gian của giai đoạn cấp tính ngắn hơn, mặc dù sau đó có thể tăng cảm giác khô và kích thích niêm mạc mũi trong một thời gian dài. Ngược lại với người có tình trạng quá phát niêm mạc mũi thì biểu hiện nhất là phù nề và xuất tiết ở niêm mạc sẽ mạnh hơn nhiều. Viêm mũi cấp tính ở trẻ em còn bú có thể nghiêm trọng. Những tháng đầu do đặc điểm về cấu trúc và chức năng của hệ thần kinh trung ương, sự thính nghi với những thay đổi của môi trường bên ngoài ở trẻ kém hơn so với người lớn. Hốc mũi trẻ trong những năm đầu thường rất nhỏ, thậm chí chỉ hơi phù nề một chút cũng dẫn tới ngạt mũi. Do vậy không những rối loạn thở mà còn làm cho trẻ bú khó khăn. Trẻ gầy, hay quấy khóc, ngủ ít, hay bị sốt, viêm nhiễm có thể lan tới hàm ếch, thanh khí, phế quản và phổi. Những biến chứng này gặp ở trẻ em nhiều hơn người lớn. 3. Chẩn đoán viêm mũi dị ứng cấp Chẩn đoán xác định Chẩn đoán viêm mũi không khó, ngay cả khi không soi mũi, dựa trên các triệu chứng chủ quan và khách quan. Chẩn đoán phân biệt Ở trẻ nhỏ, nếu viêm kéo dài và điều trị thông thường không được thì cần nghĩ tới viêm mũi do lậu hoặc giang mai, đồng thời cùng nên nghĩ tới bạch hầu mũi thường tiến triển không có triệu chứng. Cũng đừng quên chẩn đoán phân biệt với triệu chứng chảy mũi trong các bệnh nhiễm trùng cấp tính như: sới, ho gà, tinh hồng nhiệt. Trong trường hợp này phải thu thập tỉ mỉ tiền sử dịch tễ và khám toàn thân sẽ có thể xác định chẩn đoán. Các bệnh hô hấp cấp tính thường bắt đầu bằng viêm mũi cấp tính trong đó những biểu hiện tại chỗ của bệnh lan rộng hơn, xâm lấn cả niêm mạc họng, thanh quản, khí quản... về bản chất viêm mũi cấp tính là một dạng khu trú của các bệnh hô hấp cấp tính. Trong chẩn đoán phân biệt cần nghĩ tới cúm. 4. Điều trị Khi có sốt và viêm mũi tiến triển nặng thì cần điều trị, nhà ở cần thoáng khí, tránh không khí quá lạnh và khô. Điều trị càng sớm càng tốt, dùng thuốc lợi mồ hôi, hạ sốt. Nếu có đau đầu cho dùng thuốc giảm đau. Điều trị tại chỗ: Loại trừ ngạt mũi: có thể dùng thuốc co mạch ở dạng nhỏ mũi hoặc bôi mũi Điều trị khí dung : kháng sinh, kháng Histamin và co mạch. Trong viêm mũi cấp tính ở trẻ em còn bú, trước khi cho ăn từ 5 - 10 phút cần cho nhỏ thuốc nhỏ mũi (tham khảo ý kiến bác sĩ về các loại thuốc phù hợp với cơ thể từng người) Tiên lượng Viêm mũi cấp tính ở người lớn tiên lượng tốt, một vài trường hợp có thể sinh biến chứng (viêm xoang, viêm vòi nhĩ, viêm tai giữa...) thì tiên lượng kém hơn, trẻ bú có tiên lượng kém hơn. 5. Phòng bệnh viêm mũi dị ứng cấp Phòng ngừa các bệnh nhiễm khuẩn cấp tính đường hô hấp trên, trước hết là phải hướng tới rèn luyện cơ thể, nhất là những người có cơ địa viêm mũi. Các biện pháp tắm nước nóng, tắm nắng, tắm khí và các dạng thể thao nhằm tăng cường hệ tim mạch và bộ máy hô hấp, giúp cơ thể tạo ra những phản ứng bình thường... Cũng vì các dị hình trong hốc mũi cản trở hô hấp và tạo điều kiện phát triển bệnh viêm mũi tái diễn, nên cần giữ cho đường thở luôn được lưu thông. Những cản trở thực thể như: cuốn mũi quá phát triển, vẹo vách ngăn mũi, các khối u trong hốc mũi... Cần hướng dẫn bệnh nhân cách xì mũi từng bên khi viêm mũi cấp tính không được xì quá mạnh để tránh đưa những nhiễm trùng xâm nhập vào tai hoặc xương chũm. Luôn giữ gìn sức khỏe để phòng tránh bệnh viêm mũi cấp tính, bạn nhé! Tham khảo thêm: Bài thuốc dành cho người mắc viêm mũi dị ứng Nguồn: SKDS