Viêm mũi dị ứng

Thuốc chữa viêm mũi dị ứng

Bạn đang bị chứng viêm mũi dị ứng? Hẳn căn bệnh này đã khiến bạn cảm thấy rất mệt mỏi. Điều này khiến cho chất lượng cuộc sống của bạn giảm sút. Đa phần các bệnh nhân viêm mũi dị ứng cần điều trị bằng thuốc đặc hiệu. Vậy những loại thuốc nào thường được sử dụng để đẩy lùi căn bệnh này? Viêm mũi dị ứng là gì? Viêm mũi dị ứng xảy ra do rối loạn quá mẫn của hệ miễn dịch. Phản ứng này nhằm chống lại các chất gây dị ứng trong môi trường như bụi, phấn hoa…, các phản ứng này xảy ra nhanh chóng và có thể dự đoán được. Viêm mũi dị ứng thường có các biểu hiện như chảy nước mũi, ngạt mũi, ngứa mũi, chảy nước mắt, ngứa mắt, ho, đau họng… Những triệu chứng này rất khó chịu nếu không được chữa trị kịp thời, làm ảnh hưởng tới học tập, công việc của người bệnh. Để chẩn đoán bệnh này một cách chính xác, cần có xét nghiệm máu, xét nghiệm trên da để tìm kiếm tác nhân gây dị ứng và thăm khám của bác sĩ Những thứ tưởng như vô hại xung quanh bạn như bụi nhà có thể chứa bọ ve gây dị ứng. Bên cạnh đó, phấn hoa và bào tử, nấm cũng có thể gây dị ứng cho bạn. Những chú thú cưng trong gia đình bạn có thể là nguồn phát tán những thứ gây dị ứng như lông, tế bào chết… Trong quá trình làm việc bạn có khả năng gặp phải những thứ làm bạn bị dị ứng như khí thải, khói bụi, hóa chất… Thay đổi thời tiết cũng làm nhiều người xuất hiện các triệu chứng của viêm mũi dị ứng. Ngoài những chất gây dị ứng có trong không khí, một số tác nhân khác như thực phẩm, hóa chất trong công nghiệp, nước thải… cũng có khả năng gây viêm mũi dị ứng. Loại thuốc nào có thể điều trị viêm mũi dị ứng? Việc điều trị viêm mũi dị ứng bằng thuốc thường được tiến hành theo quy trình sau đây: Cách ly khỏi tác nhân gây dị ứng Đây có thể nói là bước quan trọng nhất vì nếu vẫn tiếp tục tiếp xúc với chất gây kích thích cho hệ miễn dịch thì việc dùng thuốc điều trị sẽ rất khó có tác dụng. Chính vì vậy, việc cần làm trước tiên để điều trị viêm mũi dị ứng là cần tránh tiếp xúc với tác nhân gây dị ứng. Uống thuốc điều trị dị ứng (Thuốc kháng histamine) Loại thuốc này có tác dụng tốt trong điều trị các triệu chứng dị ứng trong đó có viêm mũi dị ứng, đặc biệt là khi triệu chứng không thường xuyên hoặc không kéo dài lâu. Thuốc kháng histamine dùng bằng đường uống có thể điều trị tốt viêm mũi dị ứng nhẹ đến trung bình, nhưng có thể gây buồn ngủ. Một số loại có bán sẵn tại các quầy thuốc, mà không cần đơn của bác sĩ. Hiện nay, ngoài thuốc kháng histamin dạng viên nén, viêm nang sử dụng đường uống còn có thuốc dạng xịt, có thể thuận tiện hơn cho những bệnh nhân hay phải di chuyển. Mặc dù vậy, thuốc có thể gây tác dụng phụ như hồi hộp, lo âu, mất ngủ và quánh đờm. Thuốc kháng viêm Thuốc xịt mũi có chứa corticosteroid là biện pháp điều trị hiệu quả nhất đối với viêm mũi dị ứng. Hiện nay có rất nhiều thương hiệu thuốc sử dụng chất kháng viêm. Tuy nhiên, để sử dụng loại thuốc này bạn cần có đơn thuốc của bác sĩ. Thuốc chống ngạt mũi Loại thuốc có chứa hợp chất này cũng có thể giúp làm giảm các triệu chứng khó chịu của viêm mũi dị ứng như ngạt mũi. Tuy nhiên, không sử dụng loại thuốc này quá 3 ngày. Việc sử dụng quá liều loại thuốc này có thể làm cho các triệu chứng tồi tệ hơn và gây nhiễm trùng. Thuốc chống thụ thể có chứa thành phần leukotriene Leukotriene, là chất được sản xuất bởi hệ thống miễn dịch, gây viêm trong viêm mũi dị ứng. Tác nhân nhận biết leukotriene sẽ ngăn chặn các tác động của leukotriene. Các chất ức chế leukotriene là loại thuốc giúp kiểm soát hen suyễn và làm giảm các triệu chứng của viêm mũi dị ứng theo mùa. Chất ổn định tế bào Thuốc chứa chất này có tác dụng chống viêm. Thuốc ngăn chặn sự giải phóng histamin và chất gây viêm viêm bằng cách ngăn chặn sự tổng hợp trong tế bào. Loại thuốc này thường ở dạng xịt. Tác dụng phụ của thuốc này không đáng kể. Thuốc tiêm chống dị ứng Thuốc này được khuyên dùng nếu bạn không thể tránh được dị ứng và các triệu chứng của bạn rất khó kiểm soát. Bệnh nhân sẽ được tiêm liều nhỏ chất gây dị ứng. Mỗi liều tiêm sau sẽ nhiều hơn so với lần trước. Việc này có thể giúp cơ thể bạn làm quen với chất gây dị ứng, giảm nhẹ các triệu chứng dị ứng. Những loại thuốc này có tác dụng tốt nhất nếu bạn bị dị ứng với phấn hoa, lông động vật hoặc bọ ve có trong bụi. Tuy nhiên, loại thuốc này có một số nguy cơ phản ứng toàn thân nặng (sốc phản vệ). Liệu pháp miễn dịch dị ứng Thuốc có tác dụng giám kháng thể IgE, được sử dụng trong điều trị viêm mũi dị ứng theo mùa. Loại thuốc này làm giảm nguy cơ sốc phản vệ ở những bệnh nhân sử dụng liệu pháp. Thuốc dạng viên nén đặt dưới lưỡi có tác dụng tốt để giảm nhẹ các triệu chứng của viêm mũi dị ứng. Ngoài ra, để hỗ trợ điều trị bệnh tốt hơn, người bệnh có thể sử dụng sản phẩm Xoang Bách Phục với thành phần là cao Kinh Giới Tuệ, cao Kim Ngân Hoa, Hoắc Hương, Immunegamma…  Tác dụng hỗ trợ điều trị và ngăn ngừa viêm mũi dị ứng, viêm xoang mạn tính trên cơ địa dị ứng, giảm các triệu chứng của bệnh như nghẹt mũi, chảy nước mũi, nước mũi có màu xanh hoặc vàng, giảm nguy cơ dị ứng, chống viêm, tiêu mủ, giảm đau cho các khu vực xoang, đầu và mặt trong bệnh viêm xoang mạn tính. Chế độ ăn uống là vô cùng quan trọng Bên cạnh sử dụng những loại thuốc điều trị, việc cung cấp dinh dưỡng cho cơ thể nhằm tăng khả năng miễn dịch, chống lại bệnh tật là vô cùng quan trọng, hãy bổ sung thêm các loại rau quả như cam, táo, sữa chua, nho, các loại hạt ngũ cốc…và đặc biệt loại trừ bia rượu ra khỏi khẩu phần ăn bạn nhé Khi có những triệu chứng của viêm mũi dị ứng, bạn nên đến gặp bác sỹ để được kê đơn phù hợp, sử dụng thuốc an toàn bạn nhé! Có thể bạn quan tâm: Bài thuốc điều trị viêm mũi dị ứng hiệu quả Thu Cúc Có thể bạn quan tâm: Đã ngủ ngon giấc khi không còn Viêm xoang dị ứng

Nguyên nhân viêm mũi dị ứng

Viêm mũi dị ứng là bệnh mãn tính phổ biến nhất ở Mỹ trong đó tỷ lệ mắc tăng từ giai đoạn sơ sinh, cao nhất ở trẻ em và vị thành niên, người già chiếm tỷ lệ thấp nhất. Viêm mũi dị ứng là nguyên nhân chính gây ra các loại bệnh và hạn chế hoạt động ở cả trẻ em và người lớn; tương tự như bệnh hen suyễn, bệnh viêm mũi dị ứng ngày càng tăng theo thời gian. Bạn đã thực sự biết những tác nhân có thể dẫn tới căn bệnh này? Bệnh viêm mũi dị ứng là gì? Viêm mũi dị ứng là tập hợp các triệu chứng ảnh hưởng đến mũi và mắt như sưng, viêm các tế bào niêm mạc trong khoang mũi gây ngứa, chảy nước mũi, hắt xì hơi, mắt khó chịu. Những triệu chứng này xảy ra khi bạn hít phải một tác nhân nào đó làm bạn bị dị ứng, chẳng hạn như bụi, lông động vật, phấn hoa... Các triệu chứng cũng có thể xảy ra khi bạn ăn một loại thực phẩm mà bạn bị dị ứng hoặc do thay đổi thời tiết. Làm sao để biết bạn có bị viêm mũi dị ứng hay không? Việc đánh giá viêm mũi dị ứng cần dựa vào tiền sử chi tiết của bệnh nhân, khám lâm sàng cẩn thận, và xét nghiệm chẩn đoán thích hợp bao gồm các xét nghiệm chích qua da hoặc xét nghiệm huyết thanh cho kháng thể IgE. Viêm mũi dị ứng theo mùa dễ dàng phân biệt với viêm mũi dị ứng lâu năm bởi tiền sử bệnh và xác định bằng xét nghiệm qua da tích cực cho các tác nhân gây bệnh. Chính vì vậy cách tốt nhất có thể kết luận chính xác bạn có bị viêm mũi dị ứng hay không là bạn hãy đến cơ sở y tế gần nhất để làm những xét nghiệm, thăm khám cần thiết và bạn sẽ nhận được những lời khuyên tốt nhất từ các bác sỹ. Nguyên nhân gây viêm mũi dị ứng là gì? Nguyên nhân sinh bệnh của dị ứng nói chung và viêm mũi dị ứng nói riêng là do phản ứng quá mẫn cảm của cơ thể đối với các tác nhân gây dị ứng có trong môi trường sống. Những người có nhiều kháng thể IgE (chống các chất lạ vào cơ thể) dễ mắc viêm mũi dị ứng hơn người bình thường khác, mà khi tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng thì khả năng bị bệnh sẽ rất cao. Các chất gây dị ứng trong không khí phổ biến nhất gây ra viêm mũi được mô tả dưới đây. Bọ ve trong bụi nhà Mạt bụi nhà có thể có các loại côn trùng nhỏ bé mà ăn các mảnh da chêt của người. bọ ve có thể ẩn náu trong nệm, thảm, đồ nội thất mềm, gối và thậm chí giường ngủ của bạn. Bọ ve không trực tiếp gây viêm mũi, mà là bởi một chất hóa học được tìm thấy trong phân của chúng. Bọ ve có mặt quanh năm trong bụi nhà với số lượng cao nhất vào mùa đông. Phấn hoa và bào tử Hạt nhỏ li ti của phấn hoa được sản xuất bởi cây và cỏ đôi khi có thể gây viêm mũi dị ứng. Hầu hết các cây thụ phấn từ đầu đến giữa mùa xuân, trong khi cỏ thụ phấn vào cuối mùa xuân và đầu mùa hè. Những hạt nhỏ này có thể gây viêm mũi dị ứng. Viêm mũi cũng có thể được gây ra bởi các bào tử được sản xuất bởi nấm mốc và nấm. Động vật Chính những con vật yêu quý trong nhà bạn cũng có thể khiến bạn bị viêm mũi dị ứng. Nhiều người bị dị ứng với động vật, chẳng hạn như chó và mèo. Viêm mũi dị ứng chủ yếu xảy ra do lông của chúng. Chó và mèo là thủ phạm phổ biến nhất, tuy nhiên một số người còn bị ảnh hưởng bởi ngựa, trâu, bò, thỏ và động vật gặm nhấm như chuột lang và chuột đồng. Chất gây dị ứng trong công việc Một số người bị ảnh hưởng bởi chất gây dị ứng tồn tại trong môi trường làm việc của họ, chẳng hạn như bụi gỗ, bụi bột hoặc cao su. Những bệnh nhân trong trường hợp này được gọi là mắc viêm mũi dị ứng do nghề nghiệp. Thời tiết Những thay đổi nhiệt độ, độ ẩm của thời tiết cũng có thể làm cho các tế bào trong khoang mũi bị viêm, sưng. Chính vì vậy cần hết sức chú ý chăm sóc và bảo vệ khoang mũi khi thời tiết thay đổi để tránh viêm mũi dị ứng. Ngoài những chất gây dị ứng có trong không khí, một số tác nhân khác như thực phẩm, hóa chất trong công nghiệp, nước thải… cũng có khả năng gây viêm mũi dị ứng. Bệnh viêm mũi dị ứng tuy khó chữa dứt điểm nhưng bạn hoàn toàn có thể phòng tránh bằng cách hạn chế tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng này! Có thể bạn quan tâm: Viêm mũi dị ứng uống thuốc gì? Thu Cúc

Triệu chứng viêm mũi dị ứng

Bệnh Viêm mũi dị ứng có thể gây chảy nước mũi liên tục, hắt hơi, đau họng, ngứa mắt… Viêm mũi dị ứng có những biểu hiện đặc trưng tuy nhiên lại rất dễ nhầm lẫn với cảm cúm thông thường và viêm xoang. Bài viết dưới đây cung cấp cụ thể các triệu chứng của viêm mũi dị ứng và phân biệt nó với các tình trạng có biểu hiện tương tự. Biểu hiện viêm mũi dị ứng Viêm mũi là một bệnh có các triệu chứng do dị ứng hoặc viêm các tổ chức trong khoang mũi. Các triệu chứng của viêm mũi là do tắc nghẽn hoặc sung huyết ở các mạch máu. Các triệu chứng sẽ xảy ra ngay sau khi bạn tiếp xúc với các chất bạn bị dị ứng và có thể kéo dài. Những triệu chứng này là phản ứng tự nhiên của mũi khi bị viêm và kích ứng. Các triệu chứng viêm mũi cũng thường kết hợp với ngứa mắt. Chúng bao gồm: Chảy nước mũi: Người bệnh bị chảy cả 2 bên, dịch màu trong suốt, không có mùi. Mũi thường sản xuất chất nhầy để ngăn cản các chất như bụi, phấn hoa và ô nhiễm và vi trùng (vi khuẩn và virus). Chất nhầy chảy từ phía trước mũi và chảy xuống mặt sau của cổ họng. Khi có quá nhiều chất nhầy được sản sinh, nó có thể gây chảy nước mũi. Ngứa mũi: cảm giác ngứa có thể kéo dài trong khoảng vài giờ hoặc thậm chí vài ngày đến khi chữa khỏi triệu chứng viêm mũi Hắt hơi: cơ thể người bệnh sẽ thường xuyên hắt hơi, đây là phản ứng tự nhiên của cơ thể khi có vật thể lạ đi vào đường hô hấp. Nghẹt mũi: Có khi ng ạt từng bên, có khi ngạt cả 2 bên, bệnh nhân sẽ cảm thấy khó thở và có khi phải thở bằng miệng. Bị tắc tai và giảm khứu giác: hệ hô hấp của chúng ta là một đường thông nhau, chính vì vậy khi mũi bị nghẹt thì sẽ dẫn tới tai dễ bị tắc, khó nghe. Ho, đau họng: khi mắc viêm mũi dị ứng bạn có thể bị ho do sưng viêm ở cổ họng và kèm theo triệu chứng đau họng. Ho là phản ứng tự nhiên để làm sạch cổ họng khỏi những giọt chất nhày tiết ra từ mũi. Quầng thâm quanh mắt, bọng dưới mắt: các mạch máu quanh mắt cũng có thể bị sung huyết nên lưu thông máu kém, dẫn tới dễ có quầng thâm quanh mắt. Mệt mỏi và khó chịu Nhức đầu: Khi hắt hơi nhiều thì sẽ kéo theo cảm giác đau đầu do các cơ phải co thắt. Ngứa, hắt hơi, và các triệu chứng khác có thể là phản ứng do: Tác nhân gây dị ứng Tiếp xúc với các chất hóa học bao gồm cả khói thuốc lá Thay đổi nhiệt độ Nhiễm trùng Các yếu tố khác Với hầu hết mọi người, nghẹt mũi chuyển từ bên này sang bên mũi trong một chu kỳ dài vài giờ. Một số người có thể nhận thấy chu kỳ nghẹt mũi này rõ hơn những người khác, đặc biệt là nếu đường mũi hẹp. Luyện tập thể lực quá sức hoặc vận động đầu quá nhiều có thể dẫn đến nghẹt mũi. Tắc nghẽn các mạch máu nghiêm trọng có thể dẫn đến áp lực và đau đớn trên khuôn mặt, cũng như quầng thâm quanh mắt. Tham khảo thêm: Bài thuốc chữa viêm mũi hiệu quả Khác nhau giữa viêm mũi dị ứng và viêm xoang ? Bệnh viêm mũi dị ứng và viêm xoang dị ứng thường được gọi chung với khái niệm viêm mũi xoang dị ứng. Tác nhân gây dị ứng thường là các vật chất trong môi trường sống, vi khuẩn, dịch rỉ viêm trong mũi hoặc sự thay đổi khí hậu. Nguyên nhân gây bệnh là khi cơ thể tiếp xúc với các yếu tố lạ (được gọi là dị nguyên, như phấn hoa, bụi nhà, lông động xúc vật, thay đổi thời tiết...) cơ thể sẽ hình thành phản ứng miễn dịch sinh ra các kháng thể để chống lại dị nguyên đó. Khi sức đề kháng của cơ thể giảm làm cho hệ thống miễn dịch trong cơ thể bị mất cân bằng, khiến cho lượng kháng thể được tạo ra quá mức cần thiết.  Khi này cơ thể gặp phải các yếu tố lạ  trên thì lập tức sinh ra các phản ứng dị ứng làm xuất hiện các triệu chứng như ngứa mũi, hắt hơi, sổ mũi, chảy nước mũi... Khi tình trạng viêm mũi dị ứng diễn ra nặng dần làm cho hốc mũi xoang bội nhiễm vi khuẩn (do các hốc xoang mũi thông nhau), gây cản trở đường thở, các lỗ thông xoang nhanh chóng bị bít tắc và dẫn tới viêm xoang. Các bất thường trong cấu trúc vùng xoang như lệch vẹo vách ngăn, phù nề cuốn mũi, mỏm ác...sẽ là yếu tố thuận lợi làm có quá trình bít tắc lỗ thông xoang diễn ra nhanh hơn và nặng nề hơn. Như vậy viêm mũi dị ứng kéo dài không được giải quyết triệt để sẽ phát triển thành viêm xoang mũi dị ứng, hay gọi đơn giản là viêm xoang Khi có tổn thương tại các hốc xoang, người bệnh sẽ có những triệu chứng khác tùy theo vị trí xoang bị tổn thương như đau nhức vùng trán, vùng đỉnh đầu, sau gáy, vùng mắt, gò má, dịch chảy xuống họng, khiến người bệnh hay có thói quen khạc nhổ... Về điều trị thì cần loại bỏ nguyên nhân gây bệnh: không tiếp xúc với dị nguyên, điều chỉnh phản ứng dị ứng miễn dịch của cơ thể thông qua phương pháp giải mẫn cảm - chống dị ứng và kết hợp điều trị triệu chứng. Các hốc xoang thường nằm sâu hơn và dẫn lưu kém hơn nên so với viêm mũi dị ứng thì viêm mũi xoang dị ứng khó điều trị hơn, người bệnh cần kiên trì trong 1 thời gian dài gây tốn kém và mệt mỏi cho người bệnh. Hiện nay Y học đã phát hiện ra cơ chế giải mẫn cảm đơn giản mà hiệu quả hơn cho người bệnh, đó là sử dụng dịch chiết từ nụ hoa kinh giới kết hợp với một số thảo dược và hoạt chất cần thiết giúp giảm nhanh triệu chứng viêm xoang, đồng thời tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Kết quả của bài thuốc kỳ diệu đó chính là Xoang Bách Phục Hình ảnh hộp và vỉ Xoang Bách Phục Để tìm mua Xoang Bách Phục tại nhà thuốc gần nhà, hãy xem TẠI ĐÂY Muốn biết ai đã dùng và hiệu quả như thế nào, xem TẠI ĐÂY  

Bệnh viêm mũi dị ứng là gì?

Bệnh Viêm mũi dị ứng là một bệnh khá phổ biến, hầu hết ai cũng từng mắc phải và gây ra cảm giác rất khó chịu. Theo thống kê, ở Anh, trung bình cứ 5 người lại có 1 người từng mắc viêm mũi dị ứng. Vậy viêm mũi dị ứng là gì? Khi thời tiết giao mùa, có hiện tượng chảy nước mũi, liệu đó có phải là bạn đang mắc viêm mũi dị ứng hay không? Chúng ta cùng tìm hiểu nhé! Bệnh viêm mũi dị ứng là gì? Viêm mũi dị ứng là tập hợp các triệu chứng ảnh hưởng đến mũi và mắt như sưng, viêm các tế bào niêm mạc trong khoang mũi gây ngứa, chảy nước mũi, hắt xì hơi, mắt khó chịu. Những triệu chứng này xảy ra khi bạn hít phải một tác nhân nào đó làm bạn bị dị ứng, chẳng hạn như bụi, lông động vật, phấn hoa... Các triệu chứng cũng có thể xảy ra khi bạn ăn một loại thực phẩm mà bạn bị dị ứng hoặc do thay đổi thời tiết. Viêm mũi dị ứng thường xảy ra theo mùa vụ hoặc lâu năm, thường được phân biệt là viêm mũi dị ứng cấp tính và mãn tính. Viêm mũi dị ứng theo mùa xảy ra vào một khoảng thời gian mỗi năm thường được gọi là viêm mũi dị ứng cấp tính còn viêm mũi dị ứng mãn tính xảy ra bất kỳ thời gian nào trong năm, thời gian kéo dài hơn so với viêm mũi dị ứng cấp tính. Xem chi tiết: Tìm hiểu về viêm mũi dị ứng mãn tính Các tác nhân gây có thể dị ứng ngay lập tức, trong thời gian ngắn với viêm mũi dị ứng cấp tính và phản ứng viêm với viêm mũi dị ứng mãn tính. Việc đánh giá viêm mũi dị ứng cần dựa vào tiền sử chi tiết của bệnh nhân, khám lâm sàng cẩn thận, và xét nghiệm chẩn đoán thích hợp bao gồm các xét nghiệm chích qua da hoặc xét nghiệm huyết thanh cho kháng thể IgE. Viêm mũi dị ứng theo mùa dễ dàng phân biệt với viêm mũi dị ứng lâu năm bởi tiền sử bệnh và xác định bằng xét nghiệm qua da tích cực cho các tác nhân gây bệnh. Ai dễ mắc viêm mũi dị ứng? Hiện nay cũng chưa có kết luận đầy đủ và chính xác để tìm hiểu vì sao cơ thể lại quá mẫn cảm lại với các tác nhân gây dị ứng mũi như vậy. Tuy nhiên, một số nghiên cứu và thử nghiệm đã chỉ ra rằng những người có tiền sử gia đình mắc dị ứng thì dễ mắc viêm mũi dị ứng hơn những người bình thường khác. Những tác nhân môi trường dường như cũng có tác động gây dị ứng nói chung và viêm mũi dị ứng nói riêng. Nhiều nghiên cứu đã cho thấy những thứ chắc chắn có thể làm tăng nguy cơ viêm mũi dị ứng ở trẻ em như sinh ra và lớn lên trong gia đình có người hút thuốc hay hít phải bọ ve trong bụi nhà hoặc tiếp xúc với thú nuôi khi còn nhỏ. Làm sao để phòng bệnh viêm mũi dị ứng? Loại bỏ các tác nhân gây dị ứng Bạn có thể giữ cho không khí trong nhà tránh khỏi tác nhân dị ứng bằng cách cài đặt bộ lọc không khí đặc biệt trong hệ thống lò sưởi và điều hòa không khí, việc này có thể loại bỏ 90% đến 95% của các hạt từ không khí trong nhà của bạn. Bạn cũng nên đóng cửa ra vào và cửa sổ khi lượng phấn hoa ngoài trời cao để tránh phấn hoa bay vào nhà của bạn. Sử dụng các phương pháp trị liệu thay thế Đã có nhiều bằng chứng cho thấy các loại cây thuốc dân gian có thể giúp bạn phòng viêm mũi dị ứng như cây hoa ngũ sắc (hay còn gọi là hoa cứt lợn), ké đầu ngựa… hoặc các liệu pháp xông hơi cũng rất tốt cho hệ thống hô hấp của bạn. Rửa sạch các chất gây dị ứng Mỗi lần trở về nhà, bạn có thể mang theo rất nhiều tác nhân lạ vào trong nhà. Khi ở ngoài trời, quần áo, giày dép, tóc và da của bạn sẽ bị bao phủ bởi các hạt nhỏ từ khắp mọi nơi bạn đã đến. Việc tắm và thay quần áo của bạn sẽ giúp rửa sạch các chất gây dị ứng. Để lại Bạn cũng nên để giày của bạn tại cửa để giúp bạn tránh đưa chất gây dị ứng vào nhà bạn. Đeo khẩu trang Việc đeo khẩu trang có thể ngăn chặn các chất gây dị ứng đi vào đường hô hấp của bạn. Nếu không đeo khẩu trang thì bạn sẽ giống như một máy “hút bụi” đưa các tác nhân dị ứng vào cơ thể. Mặt nạ mặt nạ N95 - có sẵn tại hầu hết các nhà thuốc và cửa hàng cung cấp y tế - sẽ ngăn chặn được 95% các hạt nhỏ, chẳng hạn như phấn hoa và chất gây dị ứng khác. Chế độ ăn uống lành mạnh Một số nghiên cứu cho thấy trẻ em có chế độ ăn giàu rau quả tươi, trái cây, và các loại hạt - đặc biệt là nho, táo, cam, và cà chua - có triệu chứng dị ứng ít hơn. Việc có một chế độ ăn uống lành mạnh sẽ giúp cơ thể bạn tăng khả năng đề kháng với các tác nhân gây dị ứng. Hãy thử thêm ít nhất một trái cây tươi và rau quả để mỗi bữa ăn. Uống nhiều nước Nếu bạn đang cảm thấy tắc nghẽn hoặc chảy nước mũi sau, bạn nên cố gắng uống nhiều nước, nước trái cây, hoặc các chất lỏng khác. Uống thêm nước có thể giúp làm loãng chất nhầy trong mũi của bạn và giúp giảm nghẹt mũi. Nước ấm - chẳng hạn như các loại trà, nước dùng, hoặc súp – sẽ giúp bạn có cảm giác thoải mái, hít thở dễ dàng hơn. Theo cả phương pháp Đông và Tây y, rất khó có thể điều trị dứt điểm viêm mũi dị ứng, đa phần chỉ có thể làm giảm các triệu chứng khó chịu trong một thời gian nhất định, bệnh sẽ tái phát khi tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng. Xem đầy đủ về cách điều trị viêm mũi dị ứng TẠI ĐÂY Vậy nên hãy chủ động phòng chống viêm mũi dị ứng để đem lại sức khỏe cho bản thân, bạn nhé!

Phòng ngừa bệnh viêm mũi dị ứng

Chứng viêm mũi dị ứng làm người bệnh có cảm giác rất khó chịu do ngứa mũi, những đợt hắt hơi liên tục không thể kiểm soát được. Tình trạng này kéo dài làm người bệnh rất mệt mỏi, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống cũng như hiệu quả công việc hàng ngày. Vậy làm thế nào để phòng tránh chứng bệnh này? Cùng tìm hiểu những thông tin dưới đây giúp việc phòng tránh bệnh hiệu quả hơn. Biểu hiện của viêm mũi dị ứng Khi bị viêm mũi dị ứng người bệnh có những triệu chứng điển hình dưới đây: Chảy nước mũi Người bệnh bị chảy cả 2 bên với dịch màu trong suốt, không có mùi, nước mắt chảy giàn giụa, đỏ và ngứa. Kèm theo đó cơ thể mệt mỏi, chán nản và rất khó chịu. Nghẹt mũi Có thể bị nghẹt mũi từng bên có khi hai bên, đôi khi phải thở bằng miệng đến khô cả họng. Nguyên nhân chính ;à do có các dị nguyên nhỏ đến mức mà mắt thường không nhìn thấy được nên việc xác định nguyên nhân đôi khi gặp nhiều khó khăn. Viêm mũi dị ứng tuy không gây nguy hiểm tới tính mạng nhưng ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe và gây ra nhiều phiền toái trong cuộc sống hàng ngày. Nếu để bệnh kéo dài có thẻ gây viêm xoang, viêm tai giữa, có polyp trong mũi và các chứng nhiễm khuẩn đường hô hấp trên. Vì vậy cần có những biện pháp thích hợp để phòng và ngăn ngừa chứng bệnh trên. Biện pháp phòng tránh viêm mũi dị ứng Để phòng ngừa hiệu quả chứng bệnh trên, chúng ta làm theo một số lời khuyên của bác sĩ như sau: Về môi trường sống Cần kiểm soát môi trường sống để giảm tỷ lệ mắc bệnh viêm mũi dị ứng, chẳng hạn như: Tránh tiếp xúc với khói, bụi trong nhà cũng như ngoài đường. Nếu ra ngoài nên đeo khẩu trang để tránh khói bụi Tránh tiếp xúc với lông động vật, khói thuốc lá phấn hoa, mùi lạ như hương liệu hoặc những chất nặng mùi khác. Nếu là trường hợp bệnh xảy ra quanh năm cần đi khám để phát hiện ra nguyên nhân gây bệnh để tránh tiếp xúc với dị nguyên đó Nếu là dị ứng do nghề nghiệp mà không thể đổi nghề thì nên dùng khẩu trang hoặc mặt nạ khi làm việc Dọn nhà cửa sạch sẽ, thoáng mát, tẩy giặt chăn màn, gối và phơi dưới ánh nắng mặt trời Không nuôi hoặc tiếp xúc chó mèo hoặc những vật có lông khác trong nhà, hạn chế chơi thú nhồi bông. Về cơ thể: Cần chăm sóc cơ thể tốt hơn bằng những cách như sau: Đeo khẩu trang, kính râm, tránh dụi mắt, rửa mũi bằng nước muối sinh lý, Tắm gội sạch sẽ sau khi ra ngoài trời Giữ ấm cơ thể khi đi ngủ, nhất là vùng cổ, khi ngủ dậy nên điều hòa nhiệt độ cơ thể với môi trường tránh trường hợp gây đột ngột giữa nhiệt độ cơ thể và môi trường Nghỉ ngơi, sinh hoạt điều độ, uống vitamin C để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể Dùng thuốc Đối với bệnh viêm mũi dị ứng thì việc dùng thuốc chỉ có tác dụng ngăn chặn các triệu chứng chứ không điều trị bệnh. Do đó cách bảo vệ mình tốt nhất là hạn chế việc tiếp xúc với các dị nguyên. Rất nhiều loại thuốc kháng histamin có thể làm giảm triệu chứng viêm mũi dị ứng. Tuy nhiên, chúng thường có các tác dụng phụ như gây hồi hộp, lo âu, mất ngủ và quánh đàm, khô mũi, miệng… Do đó cần cân nhắc mỗi khi dùng thuốc điều trị. Lưu ý: Không nên dùng thuốc chữa nghẹt mũi dạng xịt hoặc nhỏ quá 7 ngày. Việc lạm dụng nó sẽ gây hiện tượng sinh lý phản hồi, khiến bệnh nhân nghẹt mũi nặng hơn, phải tăng liều, dẫn đến tình trạng viêm mũi do thuốc và nghiện thuốc, rất khó điều trị. Xem thêm: Viêm mũi dị ứng uống thuốc gì? Món ăn tốt cho người viêm mũi dị ứng Ngoài một số biện pháp phòng ngừa và giảm triệu chứng do viêm mũi dị ứng gây ra, một số món ăn có tác dụng hỗ trợ giảm sự khó chịu của chứng bệnh và cải thiện bệnh: Bài 1 Nguyên liệu: Thịt bò 90 g Tỏi tươi 60 g Rau thơm tươi 15 g Gạo tẻ 60 g Gia vị vừa đủ Thịt bò rửa sạch, thái miếng, tỏi bóc vỏ, đập giập, rau thơm thái nhỏ. Gạo tẻ vo sạch, ninh thành cháo, khi chín cho thịt bò và tỏi vào đun sôi một lát, thêm rau thơm và gia vị, ăn nóng trong ngày. Tác dụng khu phong, trừ hànn thông lỗ mũi dùng cho người bị viêm mũi dị ứng thuộc thể hàn thấp Tỏi dùng trong món ăn này có tác dụng quan trọng vì tỏi có vị cay ngọt, tính ấm giúp trừ hàn rất mạnh. Bài 2 Nguyên liệu: Đầu cá 2 cái (chừng 150 g) Tân di 12 g Tế tân 3 g Bạch chỉ 12 g Gừng tươi 15 g Đầu cá bỏ mang, làm sạch, tân di gói vào túi vải, tế tân và bạch chỉ rửa sạch, gừng tươi thái chỉ. Tất cả cho vào nồi, đổ vừa nước, ninh kỹ trong 2 giờ rồi chế thêm gia vị; ăn đầu cá, uống nước canh trong ngày. Tác dụng khu phong, tán hàn và làm thông mũi dùng cho người viêm mũi dị ứng thuộc thể phong hàn. Thể này có triệu chứng như đau đầu, đau cổ gáy, hắt hơi, sổ mũi và ngạt mũi nhiều, bệnh phát vào mùa lạnh và gặp lạnh triệu chứng lại trở lên nặng hơn. Bài 3 Tây dương sâm 15 g Ếch 2 con (chừng 150 g) Bách bộ 30 g Ma hoàng 3 g Tây dương sâm thái phiến, ếch làm sạch, bỏ nội tạng, bách bộ và ma hoàng rửa sạch. Tất cả cho vào nồi, đổ vừa nước, hầm kỹ chừng 2 giờ rồi cho thêm gia vị, chia ăn vài lần trong ngày. Có tác dụng dưỡng phế âm, thông mũi dùng cho người bị viêm mũi dị ứng thuộc thể âm hư. Triệu chứng thể này là mũi khô, ngạt, hắt hơi, chảy nước mũi nhiều, khô miệng, họng khát, có cảm giác nóng sốt về chiều, đại tiện táo. Bài 4 Chim bồ câu 1 con (chừng 90 g) Hoàng kỳ 60 g Tân di 9 g Bạch truật 9 g Đại táo 12 g Gừng tươi và gia vị vừa đủ Chim bồ câu làm thịt, bỏ ruột, chặt miếng; tân di gói trong túi vải; đại táo bỏ hạt; các vị còn lại rửa sạch, thái phiến. Tất cả cho vào nồi hầm kỹ chừng 60 phút, chế thêm gia vị, ăn nóng trong ngày. Tác dụng bổ khí, làm thông thoáng lỗ mũi. Dùng cho người bị viêm mũi dị ứng có thể chất hư nhược khiến cho phong tà xâm nhập với triệu chứng là tắc mũi, hắt hơi, chảy nước mũi nhiều, người mệt mỏi, chán ăn, dễ đổ mồ hôi. Xem chi tiết: Viêm mũi dị ứng và cách điều trị Nguồn: SKDS

Viêm mũi dị ứng mạn tính - Nguyên nhân, điều trị

Viêm mũi dị ứng nếu không chữa trị các triệu chứng kịp thời hoặc không phòng bệnh hợp lý sẽ dẫn tới viêm mũi kéo dài, có thể trở thành viêm mũi dị ứng mạn tính. Bệnh diễn ra quanh năm, năm này qua năm khác khiến bệnh nhân gặp nhiều khó khăn trong đời sống thường ngày. 1. Viêm mũi dị ứng mạn tính là gì? Viêm mũi dị ứng mạn tính là biểu hiện các triệu chứng viêm mũi kéo dài. Định nghĩa các bác sĩ sử dụng cho viêm mũi mạn tính là triệu chứng viêm mũi xuất hiện trong một giờ hoặc nhiều hơn ở hầu hết các ngày trong năm. Tuy nhiên, trong thực tế có sự thay đổi lớn. Trong nhiều trường hợp, các triệu chứng xuất hiện ở một khoảng thời gian nhất định trong ngày, kéo dài nhiều ngày. Trong một số trường hợp, các triệu chứng xuất hiện rồi biến mất. Mức độ nghiêm trọng của viêm mũi dị ứng mạn tính có thể khác nhau. Một số người có dị ứng mũi nhẹ mà từ khi có bệnh đến khi hết ít gây rắc rối. Mặt khác, một số người rất mệt mỏi bởi thông thường, các triệu chứng xuất hiện hàng ngày. Các triệu chứng nghiêm trọng có thể ảnh hưởng đến công việc, học tập, cuộc sống và đời sống xã hội. 2. Nguyên nhân gây viêm mũi dị ứng mạn tính Nguyên nhân phổ biến nhất của viêm mũi mạn tính là bị dị ứng với bọ ve trong bụi nhà. Tuy nhiên, dị ứng với vật nuôi hoặc động vật khác cũng phổ biến. Bọ ve trong bụi nhà là một sinh vật nhỏ bé hiện diện trong mỗi gia đình. Nó chủ yếu sống trong phòng ngủ, nệm, gối và thảm. Nó thường không gây hại nhưng một số người bị dị ứng với các chất thải của bọ ve. Bọ ve trong bụi nhà có mặt quanh năm nhưng nhiều nhất là vào mùa xuân và mùa thu. Mảnh da chết, lông nước tiểu và nước bọt của vật nuôi như mèo, chó, ngựa, chuột đồng, chuột lang,… cũng là nguyên nhân gây ra dị ứng ở một số người. Tác nhân gây dị ứng khác ít phổ biến hơn. Dị ứng trong công việc đôi khi cũng xảy ra. Ví dụ, dị ứng do động vật thí nghiệm, cao su, để bột hay bụi gỗ, hoặc các hóa chất khác. Nếu các triệu chứng giảm bớt vào cuối tuần hoặc ngày lễ thì có thể nghĩ tới dị ứng do công việc. Bệnh sốt mùa hè (do dị ứng với phấn hoa) là một dạng khác của viêm mũi dị ứng. Tuy nhiên, bệnh sốt mùa hè có xu hướng theo mùa và không kéo dài bởi vì nó xảy ra trong một khoảng thời gian cụ thể mỗi năm. Ví dụ, mùa phấn hoa cỏ trong thời gian cuối mùa xuân và đầu mùa hè. Các triệu chứng của dị ứng ở mũi là do hệ miễn dịch phản ứng với các chất gây dị ứng (như phân phấn hoa hay bụi nhà). Các tế bào trong niêm mạc mũi sẽ phản ứng viêm, sưng, chảy nước mũi… khi họ tiếp xúc với các chất gây dị ứng. 3. Ai dễ mắc viêm mũi dị ứng mạn tính? Viêm mũi dị ứng mạn tính khá phổ biến. Nó có thể ảnh hưởng đến bất cứ ai ở mọi lứa tuổi, tuy nhiên người lớn thường mắc nhiều hơn trẻ em. Bệnh ngày càng trở nên phổ biến ở người lớn tuổi. Nhiều người bị viêm mũi kéo dài cho biết họ bị cảm lạnh dai dẳng. Tuy nhiên, cảm lạnh là do nhiễm virus và thường chỉ kéo dài một tuần hoặc lâu hơn. Viêm mũi mạn tính không phải do nhiễm trùng. Bạn cũng có nhiều khả năng mắc viêm mũi dị ứng mạn tính nếu bạn đã có bệnh hen suyễn hoặc eczema. Tương tự, nếu bạn mắc viêm mũi dị ứng, bạn có nhiều khả năng phát triển bệnh chàm hoặc hen suyễn vì các bệnh này có liên quan tới nhau. Viêm mũi dị ứng mạn tính cũng có thể là do di truyền. 4. Cách thông thường để điều trị viêm mũi dị ứng mạn tính Việc điều trị viêm mũi dị ứng mạn tính cũng giống như điều trị viêm mũi dị ứng nói chung. Các phương pháp điều trị thường được sử dụng cho viêm mũi dị ứng là tránh các nguyên nhân gây ra dị ứng, thuốc xịt mũi kháng histamin, thuốc kháng histamin và thuốc xịt mũi steroid. Trên đây là các đề xuất về thuốc điều trị viêm mũi dị ứng, tuy nhiên với mỗi thể trạng khác nhau có tiên lượng thuốc điều trị khác nhau, đề nghị uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ. Tránh các nguyên nhân gây ra dị ứng Nếu bạn có viêm mũi dị ứng mạn tính, việc tránh các nguyên nhân gây ra dị ứng sẽ giúp làm giảm các triệu chứng. Tuy nhiên, để chữa trị dứt điểm cũng cần phối hợp với các biện pháp khác. Thuốc xịt mũi kháng histamin Việc sử dụng thuốc xịt mũi kháng histamin có thể nhanh chóng giảm ngứa, hắt hơi và chảy nước mũi (trong vòng 15 phút hoặc lâu hơn). Thuốc kháng histamin hoạt động bằng cách ngăn chặn tác động của histamin - một trong những hóa chất liên quan đến phản ứng dị ứng. Thuốc này có thể được sử dụng theo yêu cầu nếu bạn có các triệu chứng nhẹ. Thuốc kháng histamin (hoặc thuốc uống) Thuốc kháng histamine dùng bằng đường uống (viên nén hoặc chất lỏng) là một sự thay thế. Thuốc dễ dàng đẩy lùi hầu hết các triệu chứng nhưng có thể khó làm giảm nghẹt mũi. Thuốc kháng histamin dùng bằng đường uống là phú hợp nếu bạn có triệu chứng mũi và triệu chứng mắt. Loại thuốc này thường dùng cho trẻ nhỏ thay vì xịt mũi. Tác dụng của thuốc thường kéo dài trong vòng một giờ. Do đó, người bệnh có thể sử dụng nếu các triệu chứng nhẹ. Có một số nhãn hiệu thuốc kháng histamin mà bạn có thể mua tại các hiệu thuốc hoặc cần được kê đơn. Thương hiệu cũ như chlorphenamine có tác dụng tốt nhưng dễ gây buồn ngủ, vì vậy không nên sử dụng nếu bạn đang lái xe hay vận hành máy móc. Một số loại thuốc mới ít gây buồn ngủ như acrivastine và bilastine. Tuy nhiên, để sử dụng thuốc an toàn bạn cần hỏi bác sỹ, dược sĩ để được tư vấn. Nếu bạn đang mang thai hoặc cho con bú, bạn nên tránh sử dụng loại thuốc này. Điều trị bằng thuốc xịt mũi chứa steroid thường là liệu pháp thay thế. Bạn cần trao đổi với bác sĩ hoặc dược sĩ nếu bạn đang mang thai hoặc cho con bú. Xem chi tiết hơn: Viêm mũi dị ứng uống thuốc gì? 5. Bệnh này cần điều trị trong bao lâu? Viêm mũi dị ứng mạn tính thường cần điều trị thường xuyên để ngăn ngừa các triệu chứng. Tuy nhiên, theo thời gian triệu chứng có thể giảm bớt và thậm chí hết hoàn toàn trong một số trường hợp. Việc điều trị chỉ nên kéo dài lâu nhất là sáu tháng sau đó nên dừng lại để xem xét nếu triệu chứng không trở lại thì không cần điều trị. Việc điều trị có thể được bắt đầu lại nếu các triệu chứng xuất hiện. Tất nhiên, nếu bạn bị viêm mũi dị ứng mạn tính, nếu loại bỏ nguồn gốc của dị ứng, các triệu chứng của bạn giảm và dừng lại thì bạn có thể không cần điều trị. 6. Làm sao để phòng viêm mũi dị ứng mạn tính? Chế độ ăn uống hợp lý, bổ sung đầy đủ vitamin và khoáng chất để tăng sức đề kháng Tăng cường tập luyện thể dục, thể thao Khi có biểu hiện viêm mũi dị ứng cần điều trị ngay để tránh kéo dài Tránh các tác nhân gây dị ứng Vệ sinh nhà cửa sạch sẽ, tránh ẩm ướt Khi có bất kỳ triệu chứng nào của viêm mũi dị ứng bạn nên chữa trị một cách sớm nhất để tránh chuyển thành viêm mũi mạn tính bạn nhé! Có thể bạn quan tâm: Kinh giới tuệ ngăn ngừa Viêm xoang mũi dị ứng tái phát Xoang Bách Phục- Giảm dị ứng, bớt viêm xoang

Loading...